Categories: Mẹ Và BéTâm Sự

Ba mẹ có nên thường xuyên ở bên con?

Ba mẹ nào cũng muốn dành thời gian cho con cái từ khi sinh ra cho đến lúc lớn lên, nhưng liệu điều này có thực sự cần thiết và tốt cho sự phát triển của bé như ba mẹ vẫn nghĩ? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để bạn có những nhận định đúng đắn hơn.

1. Sự nhầm lẫn

Càng ở bên cạnh con sẽ càng giúp gây dựng niềm tin với bé. Niềm tin và nắm bắt các nhu cầu của con là hai kỹ năng sống còn. Nhưng nhiều ông bố bà mẹ lại nhầm lẫn giữa nhạy cảm với cảnh giác cao độ. Dẫn đến họ luôn bên cạnh con 24/24 và cuối cùng là họ gặp khó khăn với việc con bám dính, không cách nào tách rời khỏi cha mẹ.

Quan niệm của nhiều người cho rằng cha mẹ tốt có nghĩa là lúc nào cũng phải kè kè bên con, để con ngủ cùng giường và không bao giờ được để con khóc. Cha mẹ thường phản ứng ngay khi có tiếng ọ ẹ hoặc một cử động nhỏ của con, mà không cần phân biệt xem đó là tiếng gọi cần sự giúp đỡ hay đơn thuần chỉ là cử động phản xạ của trẻ (đôi khi trẻ nói mê khi ngủ, đôi khi trẻ trở mình khi ngủ, khi chơi). Khi không bé con, thì họ cũng luôn kè kè ở xung quanh. Vì thế, họ không thể rời khỏi phòng mà con không khóc, điều này khiến họ đã bị mất ngủ, mất tự do và mất cả bạn bè.

2. Cách khắc phục

Đành rằng trẻ cần cảm thấy được gắn bó và cần cảm giác an toàn, cần học cách kết nối cảm nhận của bản thân và đọc nét mặt của người khác. Nhưng khái niệm phổ biến nuôi con theo kiểu gần gũi gắn bó, đôi khi lại đi quá giới hạn. Trẻ cảm thấy gắn bó khi cha mẹ hiểu con. Bạn có thể ôm con trong vòng tay của mình khi con thức, cho con ngủ gục trên ngực mình và cho con ngủ chung giường cho tới khi con bước vào tuổi vị thành niên.

Nhưng nếu bạn không nhận thấy sự đặc biệt duy nhất của con, không kết nối được với con, không cho con điều con cần, thì chẳng sự ôm ấp hay gần gũi nào có thể khiến con cảm thấy an toàn được. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng: những mẹ phản ứng kịp thời nhưng không thái quá thường xây dựng được mối quan hệ gắn bó bình đẳng với con hơn so với các mẹ quá bao bọc, và đồng thời, các bé được quá bao bọc từ nhỏ khi lớn thường có cảm giác bất an.

Vì bé chưa bao giờ biết đến cảm giác khó khăn, và cũng chưa bao giờ được dạy cách tự vỗ về, an ủi bản thân. Bé không được học cách tự chơi vì cha mẹ tin rằng công việc của họ là mua vui cho con. Khi con bắt đầu có cảm giác lo lắng khi xa cách mẹ và khóc gọi cha mẹ, họ sẽ lao vội đến với con, vô tình củng cố nỗi sợ của bé. Nếu việc này diễn ra hơn một hoặc hai tuần, cha mẹ can thiệp quá mức có thể biến thành nỗi lo lắng của bé trở thành “bệnh bám mẹ” kéo dài tưởng chừng đến vô tận.

Qua những chia sẻ trên, mong rằng mỗi ông bố bà mẹ đã có cho mình một cách chăm con khoa học hợp lý, vừa giúp bé phát triển nhưng cũng không quá bám víu vào ba mẹ. Ngoài ra, bạn có thể truy cập vào đây để biết thêm chi tiết.

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Khám thai định kỳ và những điều cần lưu ý khi lần đầu mang thai

Để đảm bảo được sức khỏe thai sản và an toàn cho mẹ bầu, khám…

1 year ago

Tổng hợp review các loại bỉm tốt nhất hiện nay cho trẻ sơ sinh

Vì cơ địa trẻ sơ sinh luôn dễ dàng mẫn cảm với mọi thứ xung…

1 year ago

Phân biệt các loại tã cho bé sơ sinh

Trong hành trình chuẩn bị đồ dùng chào đón con yêu, chắc hẳn các mẹ…

1 year ago

Nguyên nhân mẹ bầu mất ngủ và cách chữa trị

Khi mang thai chuyện mất ngủ là điều rất thường gặp. Bên cạnh đó có…

4 years ago

Nguyên nhân và cách phòng ngừa mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung là tình trạng sản khoa vô cùng nguy hiểm, đe…

4 years ago

Tại sao phụ huynh chọn các trường quốc tế tại TPHCM cho con?

Chủ đề giáo dục ở Việt Nam hiện nay đang rất nóng và được cả…

4 years ago