Bé bị nhiễm giun khi ăn những thức ăn không vệ sinh

Thức ăn thường là nguyên nhân khiến trẻ bị mắc các loại giun gây hại đến sức khỏe của bé. Có thể là do cha mẹ sơ ý trong khâu chế biến hoặc nguyên liệu mua về không được rửa sạch, làm cho các ký sinh trùng, trứng giun sán còn ẩn trú trong thực phẩm, bé ăn vào bị nhiễm bệnh.

Triệu chứng bệnh lý khi nhiễm giun sán ra sao? Và khi gặp trường hợp như vậy bạn sẽ giải quyết như thế nào?

Giun (Lãi) kim:

Giun kim rất hay gặp ở trẻ em, nhưng bệnh này không nghiêm trọng và dễ diệt trừ. Nếu một đứa trẻ ăn phải thức ăn có nhiễm trứng giun, vào tới ruột, trứng sẽ nở ra giun con. Khi ấu trùng trưởng thành, các con cái di chuyển xuống phần dưới và đẻ trứng xung quanh hậu môn. Tiến trình này gây nên chứng ngứa và một đứa trẻ có thể dễ dàng để dính trứng giun lên ngón tay khi gãi và đưa trứng giun vào lại miệng, như vậy toàn bộ chu trình nhiễm giun khởi đầu trở lại.

  • Chu trình nhiễm giun:

Giun kim vào cơ thể qua miệng và đẻ trứng xung quanh hậu môn. Một đứa trẻ có thể bị tái nhiễm bằng cách gãi hậu môn, rồi chuyển trứng giun từ hậu môn vào miệng.

  • Triệu chứng:

Triệu chứng gây lo lắng nhất là ngứa dữ dội xung quanh vùng hậu môn, ban đêm càng ngứa nhiều hơn khi trẻ bị nóng, và chứng ngứa này làm cháu mất ngủ. Cũng có thể thấy trong phân có những con giun nhỏ xíu màu trắng.

  • Cách chữa trị:

Nếu để ý thấy có giun trong phân trẻ và thấy bé bị ngứa xung quanh hậu môn, hãy đưa bé đi bác sĩ, bác sĩ sẽ kê toa một thứ thuốc tẩy giun cho cả gia đình. Hãy chú trọng đặc biệt tới vấn đề giữ gìn vệ sinh; khuyến khích trẻ rửa tay thường xuyên sau khi đi cầu, giữ cho móng tay trẻ được cắt ngắn, và cho bé mặc quần dài khi đi ngủ để cản không gãi hậu môn.

Giun (Lãi) đũa:

Bệnh này rất hiếm gặp ở phương Tây và thường có ở những người sống ở vùng khí hậu nhiệt đới, đặc biệt ở những khu vực giữ vệ sinh kém. Giun đũa dài khoảng 15-40 cm và xâm nhập cơ thể dưới dạng trứng giun thông qua thức ăn bị nhiễm khuẩn. Một khi vào bên trong cơ thể, trứng giun sẽ nở ra và giun trưởng thành, đẻ trứng mới, trứng này theo phân ra bên ngoài.

  • Triệu chứng:

Giun đũa sống trong ruột và gây ra rất ít triệu chứng hoặc chẳng có triệu chứng nào cả. Đôi khi có thể thấy giun lẫn trong phân người bệnh. Nhiễm giun đũa có thể làm cho trẻ kém phát triển và chậm lớn.

  • Cách chữa trị:

Có thể chữa trị giun đũa bằng những viên thuốc nén diệt giun. Cũng có thể cho uống thuốc xổ để cho giun theo phân đi ra ngoài. Giữ vệ sinh kỹ lưỡng là điều thiết yếu để việc chữa trị thành công.

Trẻ nhỏ bị nhiễm giun sán sẽ dễ sụt cân, ngủ không ngon, vì vậy, bạn cần đưa bé đi bệnh viện để bác sĩ tẩy giun và cho bé uống thuốc để loại bỏ hết bệnh. Điều quan trọng, bạn phải chú ý tới cách nấu bột ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi trở lên hằng ngày phải đảm bảo vệ sinh, thực phẩm phải được sơ chế thật sạch, giữ vệ sinh tay chân cho bé trước khi ăn. Hoặc để đảm bảo vệ sinh hơn, bạn có thể mua sản phẩn ăn dặm làm sẵn theo độ tuổi của bé tại đây vừa tiện lợi vừa sạch.

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Khám thai định kỳ và những điều cần lưu ý khi lần đầu mang thai

Để đảm bảo được sức khỏe thai sản và an toàn cho mẹ bầu, khám…

8 months ago

Tổng hợp review các loại bỉm tốt nhất hiện nay cho trẻ sơ sinh

Vì cơ địa trẻ sơ sinh luôn dễ dàng mẫn cảm với mọi thứ xung…

8 months ago

Phân biệt các loại tã cho bé sơ sinh

Trong hành trình chuẩn bị đồ dùng chào đón con yêu, chắc hẳn các mẹ…

8 months ago

Nguyên nhân mẹ bầu mất ngủ và cách chữa trị

Khi mang thai chuyện mất ngủ là điều rất thường gặp. Bên cạnh đó có…

4 years ago

Nguyên nhân và cách phòng ngừa mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung là tình trạng sản khoa vô cùng nguy hiểm, đe…

4 years ago

Tại sao phụ huynh chọn các trường quốc tế tại TPHCM cho con?

Chủ đề giáo dục ở Việt Nam hiện nay đang rất nóng và được cả…

4 years ago