Cuối kì mang thai, tốc độ phát triển của thai nhi đang ở mức nhanh chóng nhất, sự phát triển của các cơ quan trong cơ thể thai nhi đã dần hoàn thiện, lớp vỏ não, hệ thống thần kinh, phần lưng của thai nhi phát triển ngày càng nhanh. Chính vì thế trong giai đoạn này thai phụ cần hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng, liên tục bổ sung dinh dưỡng hợp lý, thay đổi thói quen kén ăn, đồng thời cải thiện tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng để cân bằng lượng hấp thụ và lượng tiêu hao. Vì thời kì này thai phụ tiêu hao khá nhiều năng lượng, nếu năng lượng dự trữ không đủ có thể gây thiếu sức khi sinh nở, kéo dài thời gian sinh, thậm chí không thể sinh tự nhiên, đồng thời cũng rất khó khăn để khôi phục thể lực và tinh thần sau khi sinh. Hơn nữa, thành phần dinh dưỡng trong sữa sau này cũng tỉ lệ thuận với lượng dinh dưỡng dự trữ trong cơ thể mẹ. Nếu phụ nữ trong thời kì mang thai dự trữ đầy đủ năng lượng thì rất tốt cho chất lượng sữa non sau hki sinh và sữa luôn dổi dào. Vì vậy, thai phụ cũng cần được đảm bảo dự trữ lượng lớn các chất dinh dưỡng như chất béo, sắt, protein để cung cấp năng lượng cần thiết cho sự phát triển trong thời kì mang thai và cũng la sự chuẩn bị đầy đủ đáp ứng các nhu cầu sinh lý để trẻ sơ sinh phát triển độc lập sau khi chào đời.
Cuối thai kì, các bà mẹ cần chú ý một số điểm sau khi bổ sung dinh dưỡng:
Hấp thu protein
Giai đoạn này là thời kì thai nhi phát triển nhanh nhất, lượng protein hấp thụ cần tăng 10g so với giai đoạn giữa. Để đáp ứng cho nhu cầu của cơ thể có thể lựa chọn các sản phẩm từ thịt, sữa, đậu. Mỗi ngày cần bổ sung 500ml sữa bò hoặc trên cơ sở lượng sữa hấp thu trong giai đoạn giữa mang thai tăng thêm 200ml sữa đậu nành hoặc một quả trứng gà. Trong thời kì cuối mang thai, tử cung đã lớn hơn và tạo lực ép nhất định khiến thể tích dạ dày mâu thuẫn với nhu cầu cần tăng cường dinh dưỡng. Do đó để đảm bảo hấp thu đầy đủ cần lựa chọn các loại thực phẩm có lượng ít nhưng giàu dinh dưỡng, không nên ăn nhiều lương thực, nên tăng cường hấp thu protein.
Bổ sung chất xơ
Cuối thai kì, do chức năng ruột và dạ dày giảm nên khả năng tiêu hóa rất kém, dễ gây táo bón. Để tránh táo bón cũng như hiện tượng đẻ non, phụ nữ mang thai cần chú ý bổ sung thêm chất xơ. Chất xơ một mặt có thể hấp thu thành phần nước, tránh táo bón, một mặt có thể tăng thể tích phân, giúp kích thích sự nhu động của ruột, giúp phân và chất độc được đào thải ra ngoài dễ dàng. Các thực phẩm chứa nhiều chất xơ như: rau cần, rau cải dầu, rau cải xanh, rau chân vịt, rau muống, chuối, lê, táo, cam, bột ngô, gạo, yến mạch và bánh mì lúa mạch.
Ngoài ra, hãy tìm cách bổ sung thêm canxi và kẽm để cung cấp một cách đầy đủ và cân bằng lượng dinh dưỡng cần thiết của cơ thể nhé!
Để đảm bảo được sức khỏe thai sản và an toàn cho mẹ bầu, khám…
Vì cơ địa trẻ sơ sinh luôn dễ dàng mẫn cảm với mọi thứ xung…
Trong hành trình chuẩn bị đồ dùng chào đón con yêu, chắc hẳn các mẹ…
Khi mang thai chuyện mất ngủ là điều rất thường gặp. Bên cạnh đó có…
Mang thai ngoài tử cung là tình trạng sản khoa vô cùng nguy hiểm, đe…
Chủ đề giáo dục ở Việt Nam hiện nay đang rất nóng và được cả…