Cách chăm sóc trẻ trong giai đoạn 4 – 6 tháng tuổi

Giai đoạn 4 – 6 tháng tuổi là lúc trẻ đã bắt đầu lớn hơn, vấn đề ăn uống cũng dễ chịu hơn. Nhưng ba mẹ cũng cần lưu ý và chăm sóc trẻ đúng cách, không nên lơ là nếu không muốn đối mặt với những vấn đề khó xử lý ở trẻ.

Vì ở giai đoạn này, tính khí của con có thể thay đổi, có thể từ một đứa bé cáu kỉnh trong giai đoạn sơ sinh trở thành đứa bé ngoan, hoặc ngược lại. Nên ba mẹ phải hết sức chú ý để hướng dẫn, uống nắn con đi vào nề nếp sinh hoạt từ miếng ăn đến giấc ngủ.

1. Trẻ dễ ăn

Ở giai đoạn này, ba mẹ cần lưu ý khoảng cách giữa các bữa ăn, không nên duy trì mãi việc cứ cách 3 tiếng là cho trẻ ăn như khi còn nhỏ. Khoảng cách tốt nhất cho giai đoạn này là 4 tiếng và bạn cần chuyển đổi từ từ để bé thích nghi dần.

Vì thế, trong 4 ngày đầu bạn vẫn duy trì khoảng cách 3 tiếng nhưng hãy kéo dài thêm 15 phút mỗi ngày. Ưu điểm của các bé tầm tuổi này là con rất dễ chấp nhận. Con dễ bị phân tán bởi đồ chơi hay các trò chơi cùng mẹ hoặc đi dạo. Lưu ý là ở tuổi này, khác với cách áp dụng ở tuổi sơ sinh, mẹ cố gắng tránh dùng ti giả để trì hoãn bữa ăn.

Những cha mẹ lo lắng con ăn xong “quá nhanh” có thể đã quên rằng con đã lớn. Ở lứa tuổi này, trẻ ăn năng suất hơn. Vì thế, bé có thể ăn nhiều hơn mặc dù tốn ít thời gian hơn. Tất nhiên, đong đo lượng thức ăn thực tế con ăn sẽ phụ thuộc vào việc con bú sữa – được đánh giá theo thời gian và lượng sữa (ml). Hãy đảm bảo mẹ cung cấp khoảng 750ml đến 1.110 ml sữa mỗi ngày cho con.

Khi đạt mốc 6 tháng, bạn nên cân nhắc cho con ăn dặm, vì con bạn bắt đầu thực sự vận động, nên bên cạnh sữa con cần được cung cấp thêm thức ăn để duy trì các hoạt động của mình.

Cho trẻ ăn dặm từ khi trẻ 6 tháng tuổi

2. Trẻ khó trong việc ăn uống

Với trẻ không thích ăn, trong khoảng 4 đến 6 tháng, trẻ có nhiều bước phát triển quyết định. Ở giai đoạn này, con bạn tò mò và hiếu động hơn nhiều. Dù con có thể ăn rất năng suất, nhưng việc ngồi im một chỗ để ăn lại trở nên nhàm chán so với tất cả những điều kỳ thú mới mẻ ở thế giới xung quanh.

Trước kia, khi ăn có thể con có liếc mắt ngắm nghía nhìn món đồ đu đưa trước mắt trong cũi và con hài lòng với điều đó. Nhưng lúc này, con có thể xoay đầu và đưa tay với tới mọi thứ, thế nên ăn không còn là ưu tiên hàng đầu nữa. Thậm chí có những lúc con hoàn toàn không hợp tác hoặc cha mẹ không thế nào cho con ăn được.

Hãy khắc phục bằng cách cho con ăn ở nơi ít sao nhãng, tránh phân tán sự tập trung của con. Để tránh gây mất tập trung, một số mẹ kẹp tay con vào nách hoặc thậm chí nếu con cực kỳ hiếu động, mẹ có thể quấn chặt nửa người dưới khi cho con ăn. Mẹ cũng có thể đặt một mảnh vải màu sắc tươi sáng, rực rỡ vui nhộn trên vai, làm tiêu điểm thu hút sự chú ý của con về một hướng khi ăn.

Hi vọng bài viết này sẽ giúp ba mẹ có thêm cẩm nang nuôi dạy trẻ. Ngoài ra, trong giai đoạn này phụ huynh nên trang bị những kiến thức về sữa tại đây để đảm bảo nguồn dinh dưỡng hợp lý cho con. 

Post Author: admin