Vậy tại sao bé lại bị vàng da? Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe của bé như thế nào? Và làm sao để điều trị bệnh vàng da cho bé? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp hết những thắc mắc này và giúp các bà mẹ có chế độ chăm sóc trẻ sơ sinh thật hiệu quả.
Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh là do sự tích tụ của sắc tố Bilirubin. Đây là một sắc tố có màu vàng, được sản sinh khi các tế bào máu đỏ bị phá vỡ. Trong giai đoạn sơ sinh, trẻ thường bị phá vỡ các tế bào máu đỏ để thay thế một tế bào mới, vì trước khi sinh gan của mẹ có chức năng lọc Bilirubin, nhưng khi bé được sinh ra, gan còn rất yếu nên chưa có khả năng tự lọc Bilirubin ra khỏi máu nên lượng Bilirubin bị tích tụ lại, gây ra vàng da ở trẻ sơ sinh.
Ngoài ra, một nguyên nhân khác có thể gây ra vàng da ở trẻ đó là trẻ và mẹ không có cùng nhóm máu. Thường xảy ra ở trường hợp mẹ có nhóm máu O còn bé thì có nhóm máu A hoặc B, hoặc khi nồng độ Rh của mẹ thì âm mà của bé thì dương. Ở trường hợp bất đồng nhóm máu này có thể khiến mức độ bị bệnh vàng da của bé bị nặng hơn, có thể kéo dài tới 2 tuổi.
Vàng da có hai loại là vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý.
Nếu các mẹ quan sát thấy da con bị vàng ngay từ lần đầu lúc mới sinh, tròng trắng mắt cũng vàng, nhưng bé vẫn ăn ngủ rất điều độ, bình thường thì đây là hiện tượng vàng da sinh lý, hiện tượng này sẽ dần dần tự biến mất mà không cần điều trị vì nó không gây nguy hiểm gì cho trẻ.
Còn trong trường hợp mẹ thấy bé vàng da từ khi mới sinh kèm theo các triệu chứng như lười bú, kém ăn, hay quấy khóc thì có nghĩa là bé bị vàng da bệnh lý. Lúc này mẹ nên đưa bé đi khám để hỗ trợ điều trị kịp thời.
Tùy theo mức độ và tính chất của bệnh mà chúng ta có những cách điều trị khác nhau.
Với mức độ nhẹ là vàng da sinh lý thì mẹ cần cho con ăn ngủ một cách điều độ, hợp lí để đảm bảo sức khỏe cho bé. Ngoài ra, mẹ cũng có thể chọn những loại sữa dành riêng cho bé trong giai đoạn sơ sinh để an toàn và đảm bảo sự hấp thụ chất dinh dưỡng của bé, để bé phát triển toàn diện. Song song đó, mẹ cũng cần cho bé uống thêm một lượng nước vừa đủ và cho con tắm nắng thường xuyên. Nên cho bé tiếp xúc với ánh mặt trời lúc 8 giờ sáng hoặc 4h chiều, vì lúc này ánh nắng rất nhẹ nhàng, không gắt, có thể đảm bảo an toàn cho bé mà lượng vitamin D bé hấp thụ được cũng cao. Lưu ý là chỉ nên cho con tắm trong khoảng 15-20 phút thôi nhé!
Còn đối với những bé ở mức độ nặng là vàng da bệnh lý thì cần được hỗ trợ điều trị kịp thời bởi các chuyên viên y tế. Vì nếu để lâu, chất bilirubin sẽ chạy vào não, ảnh hưởng đến não bộ, đến dây thần kinh, gây bại não, co giật và có thể dẫn đến hôn mê.
Vì vậy, khi phát hiện con có những dấu hiệu bất thường khi bị vàng da thì các mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được điều trị tốt nhất, tránh để lại những hậu quả và những tình huống nguy hiểm cho sức khỏe của bé.
Để đảm bảo được sức khỏe thai sản và an toàn cho mẹ bầu, khám…
Vì cơ địa trẻ sơ sinh luôn dễ dàng mẫn cảm với mọi thứ xung…
Trong hành trình chuẩn bị đồ dùng chào đón con yêu, chắc hẳn các mẹ…
Khi mang thai chuyện mất ngủ là điều rất thường gặp. Bên cạnh đó có…
Mang thai ngoài tử cung là tình trạng sản khoa vô cùng nguy hiểm, đe…
Chủ đề giáo dục ở Việt Nam hiện nay đang rất nóng và được cả…