Nghe tên là bạn cũng đã biết phương pháp này bắt đầu từ đâu rồi nhỉ. Hiện nay, cụm từ “ăn dặm kiểu Nhật” xuất hiện rất nhiều trên các diễn đàn và nhận được rất nhiều sự hưởng ứng từ các bà mẹ, đặc biệt là những mẹ đang trong giai đoạn cho con tập ăn dặm. Nhiều bé rất kén ăn hoặc không chịu ăn khiến mẹ rất khổ sổ và không còn cách nào khác ngoài việc chấp nhận “sống chung với lũ”. Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật như một cứu cánh cho cả mẹ và bé giúp cho quá trình ăn dặm diễn ra thoải mái và dễ chịu hơn rất nhiều.
Để có thể cho bé ăn dặm đúng cách, các mẹ nên nắm được những điểm cơ bản sau khi muốn bé ăn theo thực đơn ăn dặm kiểu Nhật:
– Cho trẻ ăn thô đúng thời điểm: trẻ sẽ bắt đầu làm quen với thức ăn thô là cháo rây nhuyễn tỉ lệ 1:10. Độ thô của cháo sẽ tăng dần theo thời gian cho đến khi bé ăn được cơm như người lớn. Kèm theo cháo rây mịn sẽ là các loại rau củ, thịt cá được chế biến theo từng giai đoạn phát triển của trẻ. Ngoài ra, mẹ cũng có thể áp dụng việc cho bé uống sữa hoặc bột ăn dặm vào bữa phụ. Chú ý sử dụng bột ngọt để trẻ quen dần với việc chuyển đổi thức ăn.
– Ăn riêng từng loại thức ăn: khác với ăn dặm truyền thống, phương pháp này trẻ sẽ phải ăn từng món riêng biệt xoay quanh 3 nhóm thực phẩm chính: tinh bột – đạm – vitamin. Bạn sẽ xay nhuyễn 3 nhóm thực phẩm này và để tách biệt khi cho bé ăn. Nếu muốn bé của bạn được bổ sung thêm chất xơ và khoáng chất từ rau xanh, bạn có thể trộn chung cháo và rau rồi sau đó xay nhuyễn/rây mịn. Chú ý không nêm nếm hoặc để thức ăn có mùi vị lạ khi bé mới bắt đầu tập ăn dặm. Bé sẽ tự cảm nhận được mùi vị riêng biệt của rau củ mà không cần đến gia vị như người lớn. Các mẹ có thể tham khảo thêm những thực đơn ăn dặm kiểu Nhật có tróng sách báo, mạng Internet… để thay đổi khẩu phần ăn hàng của bé, tránh nhàm chán.
– Cho bé ăn từ nhạt đến đậm dần và từ rau củ đến thịt cá, từ chất xơ đến giàu đạm. Hệ tiêu hoá của trẻ cần có thời gian để tập làm quen cũng như hoàn thiện chức năng tiêu hoá và hấp thụ đa dưỡng chất.
– Không thúc ép trẻ: có lẽ đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa các bà mẹ Nhật và Việt. Theo cách ăn dặm truyền thống, mẹ Việt thường lo sợ bé không đủ cân nặng sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ nhưng mẹ Nhật thì ngược lại. Khi trẻ không ăn nữa, tuyệt đối không thúc ép trẻ ăn tiếp. Điều này tương tự như việc trẻ không muốn ăn đồng nghĩa với việc trẻ chưa sẵn sàng.
Phương pháp này giúp mẹ có một chế độ ăn khoa học, đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ đồng thời khơi gợi sự tập trung, hứng thú khi ăn ở trẻ. Mỗi khi bước vào bữa ăn, trẻ sẽ tự động ăn mà không cần có sự hỗ trợ của người lớn (riêng đối với trẻ nhỏ mới bắt đầu cần ăn mẹ sẽ phải đút cho bé). Hãy để trẻ thật thoải mái khi bắt đầu ăn dặm vì đó chính là tiền đề cho cả quá trình ăn dặm sau này của trẻ. Mẹ cũng chú ý khi cho bé ăn nên để bé ngồi trên ghế đối diện với thức ăn. Nếu trẻ nhỏ bạn có thể từ từ đút cho bé, bé lớn hơn một chút hãy khuyến khích trẻ tự xúc ăn. Bạn không nên tạo trò vui hoặc mở tivi để dụ dỗ bé ăn, hãy để bé chủ động trong việc ăn uống của bản thân. Bố mẹ chỉ nên đứng từ xa để quan sát trẻ và không nên can thiệp khi trẻ đang ăn vì điều đó sẽ làm ảnh hưởng khả năng độc lập của bé sau này.
Để đảm bảo được sức khỏe thai sản và an toàn cho mẹ bầu, khám…
Vì cơ địa trẻ sơ sinh luôn dễ dàng mẫn cảm với mọi thứ xung…
Trong hành trình chuẩn bị đồ dùng chào đón con yêu, chắc hẳn các mẹ…
Khi mang thai chuyện mất ngủ là điều rất thường gặp. Bên cạnh đó có…
Mang thai ngoài tử cung là tình trạng sản khoa vô cùng nguy hiểm, đe…
Chủ đề giáo dục ở Việt Nam hiện nay đang rất nóng và được cả…