Chúng ta đã biết 2 tuổi là khoảng thời gian trẻ nhạy cảm với ngôn ngữ nhất. Do đó việc cho trẻ 2 tuổi đọc sách, thơ và dạy bé học chữ là những phương pháp được nhiều người áp dụng để giúp bé phát triển ngôn ngữ tốt
Một bài thơ sẽ là một tài liệu giảng dạy tuyệt vời nếu chúng ta hiểu được sự quan trọng của từng từ, từng ngữ điệu và sự thú vị của chủng. Tuy nhiên, cha mẹ không cần thiết phải phân tích thật nhiều bài thơ hay giảng giải cho trẻ từng chút về sự thú vị của thơ ca. Cha mẹ chỉ cần đọc đi đọc lại nhiều lần để trẻ có thể ghi nhớ một cách tự nhiên nhất là được.
Ví dụ, các mẹ có thể chọn những bài thơ mình thích được in trong tập “Tuyển Tập Đồng Dao Của Kitahara Hakushu” (NXB Yayoishobou) rồi đọc cho trẻ nghe. Cho dù trẻ không hiểu hết ý nghĩa những bài thơ này cũng không sao. Những bài thơ với nhịp điệu lặp đi lặp lại sẽ khiến các bé thấy thích thú. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên kể đi kể lại cho trẻ 2 tuổi nghe những câu chuyện cổ tích thú vị.
Những bài thơ có giai điệu sẽ làm trẻ sơ sinh vui vẻ nên cha mẹ hãy đọc nhiều bài thơ cho bé nghe. Cha mẹ cũng đừng quên việc đọc truyện tranh cho các bé trước khi ngủ. Ngoài ra, cha mẹ hãy khơi dậy sự quan tâm của trẻ đối với bảng chữ cái bằng cách cho bé làm quen với các con chữ ngay từ những giai đoạn đầu. Sẽ thật tuyệt vòi khi bé 2 tuổi có thể đọc được chữ.
Các bé từ 1 tuổi hay thậm chí là bé sơ sinh vừa sinh ra đã có khả năng ghi nhớ mặt chữ. Một nhà nghiên cứu đã nhận định rằng đối với trẻ em, việc ghi nhớ những con chữ còn thú vị hơn nhiều so với việc ghi nhớ những điều người lớn nói ra. Cha mẹ có thể đọc một chữ cái cho bé nghe, sau đó bày ra một bộ flashcard (bộ thẻ nhỏ chữ),nếu bé có thể lấy chính xác thẻ có chữ được đọc lên thì bé đã nhận diện được chữ cái đó.
Việc ghi nhớ được chữ sẽ giúp cho cấu tạo cũng như chất lượng não bộ trẻ tốt hơn. Đối với những trẻ bị teo não thì trong giai đoạn 2 tuổi này, khi được dạy chữ, các bé cũng có thể nhớ được mặt chữ và biểu hiện khuôn mặt hay ánh mắt của bé cũng trở nên lanh lợi hơn. Đặc biệt, đã có trường hợp trẻ bị teo não nhờ phương pháp này mà não có thể lớn nhanh gấp 3 – 4 lần và trở về kích cỡ bình thường.
Khi cha mẹ áp dụng phương pháp dạy đọc chữ sẽ giúp những trẻ bị teo não có thể đọc sách trôi chảy, thậm chí trẻ có thể đứng thứ hạng cao trong lớp khi lên cấp một. Nhưng nếu chúng ta áp dụng phương pháp này cho trẻ bị teo não trong giai đoạn hơn 6 tuổi thì không thể có được kết quả như vậy. Vì nếu không tận dụng giai đoạn trẻ nhạy cảm với ngôn từ nhất để dạy trẻ đọc chữ, thì khi qua giai đoạn này, cha mẹ sẽ rất khó thay đổi cấu tạo não của trẻ, dù là trẻ em khỏe mạnh hay trẻ em bị bệnh teo não.
Cha mẹ hãy để trẻ sơ sinh làm quen với con chữ bằng cách dán lên tường tờ giấy có ghi tên bé và đọc cho bé nghe tên mình nhiêu lần. Cha mẹ hãy làm bé chú ý và dạy bé đọc các tựa sách hay tên nhãn hiệu các món hàng. Cha mẹ có thể bảo bé chỉ ra những chữ giống nhau trong sách báo, hay khi đi trên đường, hãy hướng cho trẻ nhìn thấy biển hiệu ghi chữ gì, biển số ô tô có những chữ, số gì chẳng hạn,… Những việc đó sẽ giúp gia tăng sự quan tâm của bé đến ngôn từ. Ngoài ra, cha mẹ có thể yêu cầu bé chỉ ra những từ đã học được trên bảng thông báo khi ngồi chờ ở bệnh viện. Việc dạy bé đọc những từ dễ dàng bắt gặp trong cuộc sống là phương pháp dạy đọc chữ tốt nhất.
Hai phương pháp trên sẽ rất hữu ích trong việc phát triển ngôn ngữ và trí não của trẻ nếu như mẹ áp dụng đúng giai đoạn và đúng phương pháp. Ngoài ra mẹ cần kết hợp với việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé để giúp bé phát triển tốt cả về thể chất và trí não của trẻ.
Tham khảo sữa ở đây
Để đảm bảo được sức khỏe thai sản và an toàn cho mẹ bầu, khám…
Vì cơ địa trẻ sơ sinh luôn dễ dàng mẫn cảm với mọi thứ xung…
Trong hành trình chuẩn bị đồ dùng chào đón con yêu, chắc hẳn các mẹ…
Khi mang thai chuyện mất ngủ là điều rất thường gặp. Bên cạnh đó có…
Mang thai ngoài tử cung là tình trạng sản khoa vô cùng nguy hiểm, đe…
Chủ đề giáo dục ở Việt Nam hiện nay đang rất nóng và được cả…