Categories: Mẹ Và BéTâm Sự

Làm thế nào để vỗ về trẻ đúng cách?

Nếu con bạn ở trong khoảng từ 7 đến 9 tháng tuổi, và tự nhiên bắt đầu khóc lóc khi bạn rời khỏi phòng, hoặc gặp vấn đề liên quan đến việc ngủ ngày hoặc ngủ đêm, đó có thể là khởi điểm của giai đoạn lo lắng xa cách (bám mẹ) thông thường.

Vậy ba mẹ đã biết gì về giai đoạn này cũng như những cách vỗ về trẻ khi trẻ khóc chưa? Hãy tham khảo bài viết này để bổ sung thêm thông tin trong cẩm nang nuôi dạy con nhé!

1. Giai đoạn lo lắng xa cách là gì?

Giai đoạn này xảy ra ở rất nhiều trẻ, đó là khi các con đã quen với sự âu yếm của mẹ nhưng giờ phải đối mặt với thực tế rằng mẹ và con là hai người khác nhau và mẹ có thể cách xa. Tuy nhiên, bạn cũng nên biết cách vừa nới lỏng trẻ nhưng cũng không quá xa cách. Nếu không, nỗi lo sợ sự xa cách thông thường sẽ không trở thành nỗi sự xa cách dài hạn ở trẻ.

2. Các cách vỗ về trẻ

– Ngồi xuống đối diện với con, nhìn vào mắt con và vỗ về, an ủi con bằng lời nói và cử chỉ âu yếm mỗi khi con cáu giận nhưng không được bế con lên.

– Đáp lại tiếng khóc của con một cách thư thái, nhẹ nhàng, vui vẻ và tích cực.

– Để ý đến giọng nói của mình – đừng phản chiếu sự hốt hoảng của con.

– Một khi con bạn đã bình tĩnh hơn một chút, hãy đánh lạc hướng.

– Không bao giờ được chọn cách khóc có kiểm soát để xử lý các vấn đề về ngủ. Điều đó phá vỡ niềm tin của trẻ, và khiến con cho rằng suy cho cùng thì con đã đúng: bạn bỏ rơi con.

– Chơi ú òa với con, để con hiểu rằng dù mẹ đi đâu một lúc, mẹ cũng sẽ quay trở lại.

– Đi bộ quanh tòa nhà, để con thử nghiệm những khoảng thời gian ngắn thiếu vắng bạn.

– Khi bạn ra khỏi nhà, hãy để người bạn đời của bạn, hoặc người chăm trẻ đưa con ra cửa và vẫy tay tạm biệt. Con có thể khóc suốt – đó là điều bình thường, nếu con đã quen phụ thuộc vào bạn. Nhưng suy cho cùng bạn cần phải gây dựng lòng tin ở con.

Sau vài ngày trấn an trẻ khi bạn rời khỏi trẻ một lúc bằng những cách khác nhau như hướng dẫn con tự ngủ, và giúp con ngủ suốt đêm ở trên giường riêng, v.v… Giờ con không còn quá mệt nữa, nỗi lo xa cách cũng không còn nghiêm trọng như trước nữa.

Điều tuyệt vời sau một khoảng thời gian dài là cuối cùng ba mẹ cũng có thể hiểu được những đứa con bé bỏng của mình. Bé không còn suốt ngày phải kè kè bên bạn hoặc ngược lại, giờ đây trẻ đã có thể tự lập hơn, tự chơi một mình. Điều đặc biệt là duy trì tính tự lập sẽ giúp bé thành công khi lớn lên.

Có thể tham khảo thêm tại đây cách nuôi con khoa học và dinh dưỡng để giúp bé phát triển khỏe mạnh.

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Khám thai định kỳ và những điều cần lưu ý khi lần đầu mang thai

Để đảm bảo được sức khỏe thai sản và an toàn cho mẹ bầu, khám…

7 months ago

Tổng hợp review các loại bỉm tốt nhất hiện nay cho trẻ sơ sinh

Vì cơ địa trẻ sơ sinh luôn dễ dàng mẫn cảm với mọi thứ xung…

7 months ago

Phân biệt các loại tã cho bé sơ sinh

Trong hành trình chuẩn bị đồ dùng chào đón con yêu, chắc hẳn các mẹ…

7 months ago

Nguyên nhân mẹ bầu mất ngủ và cách chữa trị

Khi mang thai chuyện mất ngủ là điều rất thường gặp. Bên cạnh đó có…

4 years ago

Nguyên nhân và cách phòng ngừa mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung là tình trạng sản khoa vô cùng nguy hiểm, đe…

4 years ago

Tại sao phụ huynh chọn các trường quốc tế tại TPHCM cho con?

Chủ đề giáo dục ở Việt Nam hiện nay đang rất nóng và được cả…

4 years ago