Bài viết dưới đây sẽ nói về công dụng của sữa đậu nành và những nguyên tắc các mẹ bầu cần lưu ý khi sử dụng sữa đậu nành để tận dụng tối đa những lợi ích của nó một cách an toàn.
Và năm 2002, nghiên cứu của tiến sĩ Thomas Badger được đăng trên Tạp chí Dinh dưỡng Mỹ cho biết: nghiên cứu trên những trẻ em sử dụng sữa công thức làm từ đậu nành (những đứa trẻ được coi là sử dụng nhiều sữa đậu nành nhất so với trẻ em khác tại Mỹ) không cho thấy bất cứ dấu hiệu có hại nào tới sức khỏe của chúng.
Trong sữa đậu nành có đa dạng các loại axit amin cần thiết cho quá trình mang thai, như sắt, folat, vitamin A, PP, D, Riboflavin và B12… giúp thai nhi phát triển tốt, giảm nguy cơ sinh non, nhẹ cân, còi xương và hạn chế tình trạng loãng xương, hư răng ở mẹ.
Ngoài ra, sữa đậu nành còn cung cấp các loại chất béo có lợi như axit béo linoleic, linolenic và omega – 3, giúp tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, điều chỉnh huyết áp. Không những thế, sữa đậu nành còn giúp kiểm soát đường huyết và giảm cholesterol máu, chống táo bón do có các chất xơ không tan và chất xơ hòa tan.
Nếu bạn cảm thấy cần cung cấp thêm dinh dưỡng thì ngoài sữa bầu ra, bạn có thể chuyển sang uống thêm sữa đậu nành hoặc sữa công thức gốc đậu nành. Sữa đậu nành còn chứa nhiều canxi và chất xơ nên giúp giảm nguy cơ sinh non và nhẹ cân ở thai nhi, giảm tình trạng táo bón ở mẹ.
Tuy nhiên phụ nữ mang thai cũng cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau khi sử dụng sữa:
– Không nên dự trữ sữa đậu nành trong bình hoặc trong tủ lạnh quá lâu nhất là trong bình bằng chất liệu nhựa vì nó sẽ dễ biến chất, hỏng móc thậm chí nhiễm khuẩn gây các bệnh về đường tiêu hóa.
– Không uống quá 500ml sữa đậu nành cùng lúc và không pha sữa đậu nành với đường đỏ vì một số protein trong sữa kết hợp với axit hữu cơ rong đường đỏ gây nên tình trạng đầy, chướng bụng.
– Không nên uống sữa đậu nành lúc đói vì khi uống thì protein trong đậu nành sẽ bị phân hủy, không phát huy được vai trò bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.
– Tuyệt đối không ăn cam, quýt trước hoặc sau khi uống sữa đậu nành vì axit có thể kết hợp với protein của đậu nành gây kết tủa ở ruột, gây đầy bụng, khó tiêu hoặc tiêu chảy.
– Trước khi uống, sữa đậu nành cần được đun sôi kỹ để đảm bảo vệ sinh.
– Nếu muốn kết hợp sữa đậu nành với bất cứ loại thực phẩm nào bạn cũng cần phải hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn và phù hợp cho cơ thể của mình.
Sữa đậu nành có thể uống thay sữa bầu nhưng bạn cần chú ý phải bổ sung thêm các loại thực phẩm chứa DHA, Choline và nhất là Axit Folic trong những tháng đầu để phòng ngừa bệnh dị tật ống thần kinh ở trẻ nhỏ nhé.
Để đảm bảo được sức khỏe thai sản và an toàn cho mẹ bầu, khám…
Vì cơ địa trẻ sơ sinh luôn dễ dàng mẫn cảm với mọi thứ xung…
Trong hành trình chuẩn bị đồ dùng chào đón con yêu, chắc hẳn các mẹ…
Khi mang thai chuyện mất ngủ là điều rất thường gặp. Bên cạnh đó có…
Mang thai ngoài tử cung là tình trạng sản khoa vô cùng nguy hiểm, đe…
Chủ đề giáo dục ở Việt Nam hiện nay đang rất nóng và được cả…