Categories: Mẹ Và BéTâm Sự

Nên cho trẻ ăn những gì trong lần ăn dặm đầu tiên?

Ăn dặm là giai đoạn đầu tiên của quá trình bắt đầu tiếp thu thêm thực phẩm bên ngoài ngoại trừ sữa mẹ của trẻ. Bé sẽ phải tập làm quen với nhiều loại thức ăn, mùi vị, và các dụng cụ như thìa, nĩa. Lần đầu tiên cho con ăn dặm, chắc hẳn bạn đã gặp không ít những khó khăn.

Chúng tôi sẽ hướng dẫn mẹ cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên hiệu quả.

Nhận biết thời điểm con muốn ăn dặm

Các dấu hiệu bé đã muốn ăn dặm:

– Bé đã có khả năng tự ngồi vững vàng một mình, đầu được giữ thẳng và thoải mái di chuyển sang các bên.

– Với tay lấy được đồ vặt ở trước mắt và đưa chúng vào miệng ngậm, cắn.

– Con hứng thú với đồ ăn của người lớn và hay có hành động nhón lấy thức ăn trong đĩa b

– Con hứng thú với đồ ăn như thường quan sát mọi người khi ăn hay cố lấy thức ăn trong đĩa của bạn.

Các chuyên gia y tế khuyên rằng trẻ nhỏ nên bắt đầu ăn dặm từ khoảng sáu háng tuổi. Trước đó, hệ thống tiêu hóa của bé vẫn còn đang phát triển nên nếu cho bé ăn dặm quá sớm có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và dị ứng. Hơn nữa trong thực tế khi được 6 tháng tuổi thì bé cũng sẽ dễ phối hợp với cha mẹ hơn khi cai sữa.

Những thực phẩm đó có thể là các loại hạt, đậu phộng, các sản phẩm đậu phộng, hạt, gan, trứng, cá, sò, sữa bò và pho mát mềm hoặc không được khử trùng.

Nên cho trẻ ăn những gì trong lần đầu

Các loại rau, củ quả nấu chín với mùi vị thơm ngon chính là thực đơn lí tưởng cho bữa ăn dặm đầu tiên của bé. Các loại trái cây nhẹ như chuối, xoài, bơ có thể nghiền nát và không cần nấu. Đầu tiên, mẹ hãy cho bé thử một vài muỗng cà phê một hoặc hai lần mỗi ngày. Tăng dần số lượng đồ ăn trong một một vài tuần cho đến khi bé ăn ba bữa một ngày.

Không nên cho bé ăn dặm khi bé đang quá đói vì bé sẽ không thể ăn đủ nhanh để thỏa mãn cơn đói nên bé sẽ dễ chán nản với đồ ăn.

Những thực phẩm cần tránh

Ở giai đoạn đầu cho bé ăn dặm, bạn cần tránh một số loại đồ ăn mà hệ thống tiêu hóa của bé sẽ gặp nhiều khó khăn để xử lý. Chúng bao gồm muối, thức ăn mặn như thịt xông khói, đường, mật ong. Những loại đồ ăn này không được cho trẻ dưới 1 tuổi dùng. Các loại hạt cần phải được nghiền nát trước khi cho bé ăn.

Nếu có người nào đó trong gia đình có tiền sử dị ứng thực phẩm cần đặc biệt chú ý khi cho bé ăn các sản phẩm đáng lo ngại và cần thì nói chuyện với bác sĩ để có lời khuyên hợp lý.

Thời gian thích hợp cho bé ăn dặm

Mẹ nên cho bé ăn dặm trong khoảng 9 – 10 giờ sáng, đây là khoảng thời gian bé dễ dàng phối hợp hơn. Tuy nhiên, giờ ăn có thể tùy thuộc vào sinh hoạt của gia đình.

Ngoài những điều kể trên, mẹ cũng cần lưu ý tránh cho bé ăn vào lúc bé buồn ngủ vì vào lúc này bé sẽ không hứng thú với đồ ăn.

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Khám thai định kỳ và những điều cần lưu ý khi lần đầu mang thai

Để đảm bảo được sức khỏe thai sản và an toàn cho mẹ bầu, khám…

1 year ago

Tổng hợp review các loại bỉm tốt nhất hiện nay cho trẻ sơ sinh

Vì cơ địa trẻ sơ sinh luôn dễ dàng mẫn cảm với mọi thứ xung…

1 year ago

Phân biệt các loại tã cho bé sơ sinh

Trong hành trình chuẩn bị đồ dùng chào đón con yêu, chắc hẳn các mẹ…

1 year ago

Nguyên nhân mẹ bầu mất ngủ và cách chữa trị

Khi mang thai chuyện mất ngủ là điều rất thường gặp. Bên cạnh đó có…

4 years ago

Nguyên nhân và cách phòng ngừa mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung là tình trạng sản khoa vô cùng nguy hiểm, đe…

4 years ago

Tại sao phụ huynh chọn các trường quốc tế tại TPHCM cho con?

Chủ đề giáo dục ở Việt Nam hiện nay đang rất nóng và được cả…

4 years ago