Trớ sữa là hiện tượng thường gặp ở trẻ, nhưng để có thêm kinh nghiệm và kiến thức chăm sóc con. Hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!
1. Nôn trớ có gây nguy hiểm không?
Nôn trớ sữa ở trẻ sơ sinh là do dạ dày trẻ nằm ngang, cơ co thắt tâm vị yếu nên rất dễ dẫn tới hiện tượng trào ngược gây ra nôn trớ sữa. Hiện tượng này hoàn toàn bình thường và sẽ mất đi khi trẻ được khoảng 8 tháng tuổi hoặc lớn hơn. Các bậc cha mẹ hoàn toàn có thể yên tâm vấn đề này khi bé nôn trớ nhưng vẫn tăng cân đều đặn.
Trong giai đoạn cho bé tập ăn dặm: Trẻ có thể hay bị nôn trớ do sự chuyển dạng thức ăn từ dạng lỏng sang rắn và cha mẹ thường ép con cái ăn quá nhiều. Điều này xảy ra vào khoảng 1-2 tuần khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm.
2. Hiện tượng nôn trớ nào sẽ gây nguy hiểm cho trẻ?
Trong một số trường hợp hiện tượng nôn của trẻ là báo hiệu một bệnh lý nguy hiểm. Các bậc cha mẹ cần đặc biệt chú ý khi trẻ bị nôn trớ do các biểu hiện sau:
Bé vừa nôn trớ thành vòi rồng vừa bị tiêu chảy: Nguyên nhân phổ biến nhất gây a tình trạng này là do viêm dạ dày ruột. Một số vi khuẩn và virut như HP, siêu vi trùng, salmonella,…gây nhiễm trùng đường ruột làm cho trẻ bị tiêu chảy và nôn. Trẻ nôn trớ nhiều ngày liên tục, bỏ bú nhiễu cữ trong ngày. Trong trường hợp này, bạn nên đưa bé tới bệnh viện để điều trị nhiễm khuẩn. Không nên tự mua thuốc để cầm tiêu chảy hay giảm nôn cho bé vì có thể gây ra nguy cơ nhiễm độc tố từ các vi khuẩn gây bệnh.
Nôn trớ kèm đau bụng, chướng bụng: Bé kêu đau bụng, quấy khóc, kèm theo nôn trớ nhiều là dấu hiệu nhắc bạn bé đang có vấn đề về mặt tiêu hóa. Có thể do nhiễm độc tiêu hóa do bé ăn phải đồ ăn bẩn.
Bãi nôn có máu: Tuy nhiên, nếu chỉ có vệt máu hoặc tia máu nhỏ thì có thể là do bé ho nôn trớ nhiều gây xước niêm mạc trong họng, để phân biệt với một số bệnh lý có triệu chứng nôn ra máu. Khi trẻ nôn liên tục đều có máu và dịch máu nhiều thì bạn cần lập tức đưa bé đi viện.
Nôn ra mật xanh: Đây là tình trạng nôn khá nghiêm trọng ở trẻ. Bạn nên giữa lại một chút dịch nôn để bác sĩ kiểm tra tình trạng của bé khi đưa bé tới bệnh viện.
Trẻ sơ sinh nôn liên tục sau khi bú hoặc ăn: Điều này có thể do bé có bất thường về cấu tạo hệ tiêu hóa. Có thể là hẹp tâm vị, khiến thức ăn xuống tới dạ dày bị đẩy ngược trở lại thực quản gây ra hiện tượng nôn. Bạn nên đưa bé tới bệnh viện để thăm khám xác định tình trạng bệnh. Nếu do hẹp tâm vị, có thể bé sẽ phải trải qua một tiểu phẫu nhỏ, nhưng tiểu phẫu này không ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.
Nôn nhiều kèm theo cơ thể bị sốt nhưng không bị tiêu chảy: Đây có thể là dấu hiệu gợi ý một số bệnh lý nhiễm khuẩn ở trẻ như viêm mũi họng, viêm màng não. Khi trẻ nôn và có một trong các biểu hiện trên , bạn nên đưa trẻ tới bệnh viện để xác định tình trạng của bé và xác định nguyên nhân gây nôn. Từ đó có các biện pháp điều trị phù hợp để giúp bé thoát khỏi tình trạng bệnh.