Categories: Mẹ Và Bé

Nguyên nhân mẹ bầu mất ngủ và cách chữa trị

Khi mang thai chuyện mất ngủ là điều rất thường gặp. Bên cạnh đó có nhiều vấn đề nghiêm trọng khác cũng khiến bạn mất ngủ. Vậy nên các bạn hãy tìm hiểu nguyên nhân khiến mẹ bầu mất ngủ và làm cách nào để hạn chế được vấn đề này nhé!

1. Lí do bà bầu sẽ bị mất ngủ khi mang thai

Thời gian và chất lượng giấc ngủ liên quan đến việc thay đổi cơ thể trong quá trình mang thai. Có thể là do thay đổi các yếu tố như hormone, sinh lý, chuyển hóa, tâm lý và các thay đổi về tư thế của các mẹ lúc mang bầu.

Mất ngủ là tình trạng thường gặp khi mang thai

Tam cá nguyệt đầu tiên

Một lượng hormone progesterone trong cơ thể các bạn tăng lên trong khoảng thời gian này. Nó khiến bạn buồn ngủ ban ngày nhiều hơn. Một phần là do các bạn cũng mệt mỏi nữa. Thường lúc này bạn sẽ buồn ngủ nhiều hơn, trung bình là ngủ thêm 0.7 tiếng một ngày. Đây là vấn đề mà phần lớn các mẹ thường gặp ở tam cá nguyệt đầu tiên. Tuy nhiên một số bà bầu lại bị mất ngủ do sự mệt mỏi, chóng mặt và buồn nôn.

Tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba

Đến cuối tam cá nguyệt thứ hai (tuần thứ 23-24), thời gian ngủ ban đêm của các mẹ bắt đầu giảm xuống. Ở tam cá nguyệt thứ ba, hầu như các mẹ bầu bắt đầu khó ngủ hơn. Các mẹ thường bị tỉnh giấc ở đầu giấc ngủ và ban đêm thì thời gian ngủ bị giảm hơn nữa.

Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu khó ngủ

Đến 98% phụ nữ nói rằng họ bị mất ngủ về đêmtam cá nguyệt thứ ba. Trên thực tế, lúc này, tổng thời gian ngủ của các mẹ đang trở lại mức bình thường và ngang bằng với lúc trước khi có thai. Lúc này, việc đau lưng, đi tiểu nhiều hơn, con cựa quậy trong bụng, trào ngược acid dạ dày – thực quản và đau chân là những nguyên nhân khiến mẹ bầu mất ngủ.

2. Các chứng bệnh gây mất ngủ trong thai kỳ

Rối loạn lo âu và rối loạn tâm trạng khi mang thai

Rối loạn tâm lý khiến mẹ bầu luôn cảm thấy bồn chồn

Đây là những vấn đề có thể sẽ gặp trong khi mang thai khiến các mẹ bầu mất ngủ. Rối loạn tâm trạng thì có biểu hiện là mất hứng thú trong mọi việc, có cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi quá mức, thậm chí muốn tự tử. Đặc biệt thường gặp ở các bạn có tiền sử bị trầm cảm.

Biểu hiện của rối loạn lo âu là mệt mỏi, khó tập trung, căng cơ, lo lắng quá mức mà không kiểm soát được và triệu chứng này kéo dài ít nhất 6 tháng. Ngoài ra là rất khó đi vào giấc ngủ, ngủ không được. Một số triệu chứng khác như hưng phấn hoặc phản ứng thái quá, hay hồi tưởng về quá khứ và tránh né những tổn thương về tin thần.

Rối loạn giấc ngủ

  • Ngưng thở khi ngủ

Vấn đề này thường gặp ở những người bị tăng huyết áp, bị bệnh tim mạch, tiểu đường và các bệnh liên quan đến đau mãn tính như đau cơ do xơ hóa. Những thay đổi về sinh lý khi mang thai bao gồm tăng cân, phù nề và dịch chuyển cơ hoành thứ phát do tử cung mở rộng cũng góp phần gây khó thở khi ngủ. Ngoài ra khi nông đồ estrogen trong cơ thể tăng lên sẽ gây phù nề màng nhầy làm nghẹt mũi và co thắt hầu họng.

  • Hội chứng chân không yên (bồn chồn)

Cảm giác khó chịu ở chân làm mẹ bầu không muốn nằm yên 1 chỗ

Cảm giác khó chịu ở chân, nếu di chuyển sẽ bớt đi. Nguy cơ mắc chứng bệnh này ở phụ nữ cao hơn người thường. Nếu trước đây từng bị hội chứng này thì khi mang thai sẽ bị khó chịu nhiều hơn. Đôi khi hội chứng chân không yên sẽ bị nhầm lẫn với việc bị chuột rút khi mang thai. Nó gây chuyển dạ kéo dài, tăng cảm giác đau và khó chịu khi chuyển dạ, tỷ lệ sinh mổ cao hơn, sinh non nếu không được chữa trị.

3. Cách hạn chế mất ngủ cho các mẹ bầu

Liệu pháp không dùng thuốc

Tập yoga giúp mẹ ngủ sâu hơn

  • Sử dụng đèn ngủ mờ trong phòng tắm vì ánh sáng chói có thể khiến bạn khó ngủ trở lại.
  • Uống nhiều nước vào ban ngày nhưng hạn chế uống sau 5 giờ chiều để giảm tình trạng thức giấc thường xuyên để đi tiểu.
  • Tránh thức ăn cay, nhiều dầu mỡ và đồ chiên rán để giảm trào ngược.
  • Nên ngủ trưa sớm để tối dễ ngủ hơn.
  • Nếu được, tập thể dục nhẹ 30 phút mỗi ngày, tốt nhất là 4 đến 6 giờ trước khi đi ngủ.
  • Nếu không thể ngủ, đừng gượng ép bản thân. Thay vào đó, hãy ra khỏi giường, tắm nước ấm và làm những việc không gây kích thích như đan len, đọc sách…
  • Môi trường trong phòng ngủ của bạn phải sạch sẽ, thoải mái.
  • Hạn chế xem TV, chơi game hoặc tiếp xúc lâu với các thiết bị điện tử như lướt web, gọi điện thoại tám chuyện kéo dài.
  • Nằm nghiêng về bên trái với đầu gối và hông cong, Kê gối giữa hai đầu gối, dưới bụng và sau lưng để giảm áp lực cho lưng dưới. Ngoài ra, một miếng đệm sưởi ấm trên lưng có thể giảm đau và cải thiện giấc ngủ.
  • Tránh các chất kích thích như caffeine trước giờ đi ngủ, không hút thuốc lá.
  • Để đặt lại đồng hồ báo thức để tập thói quen ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày.

Can thiệp của bác sĩ

Thăm khám bác sỹ nếu tình trạng mất ngủ không được cải thiện

Khi gặp các vấn đề sức khỏe trầm trọng gây mất ngủ. Hay gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và cho lời khuyên bổ ích. Nếu cần điều trị thị bác sĩ sẽ là người giúp bạn chữa trị và đảm bảo cho an toàn của em bé. Đừng tự dùng thuốc hay các TPCN để giúp ngủ ngon vì nó sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.

Chúng ta vừa mới tìm hiểu về nguyên nhân và cách điều trị cho các mẹ bầu mất ngủ. Hi vọng sau khi đọc xong bài viết này, các mẹ sẽ yên tâm hơn cũng như có hướng giải quyết cho vấn đề của bản thân. Chúc các mẹ và em bé khỏe mạnh và sinh con thuận lợi nhé!

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Khám thai định kỳ và những điều cần lưu ý khi lần đầu mang thai

Để đảm bảo được sức khỏe thai sản và an toàn cho mẹ bầu, khám…

1 year ago

Tổng hợp review các loại bỉm tốt nhất hiện nay cho trẻ sơ sinh

Vì cơ địa trẻ sơ sinh luôn dễ dàng mẫn cảm với mọi thứ xung…

1 year ago

Phân biệt các loại tã cho bé sơ sinh

Trong hành trình chuẩn bị đồ dùng chào đón con yêu, chắc hẳn các mẹ…

1 year ago

Nguyên nhân và cách phòng ngừa mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung là tình trạng sản khoa vô cùng nguy hiểm, đe…

4 years ago

Tại sao phụ huynh chọn các trường quốc tế tại TPHCM cho con?

Chủ đề giáo dục ở Việt Nam hiện nay đang rất nóng và được cả…

4 years ago

Bị cảm khi mang thai ăn gì cho nhanh khỏi?

Bệnh cảm từ lâu đã trở thành “nỗi ám ảnh” với các mẹ bầu, đặc…

4 years ago