Thông thường, khi đến 6 tháng tuổi, bé sẽ mọc những chiếc răng sữa đầu tiên, đến khi bé được 2 tuổi 2 tuổi rưỡi thì hàm răng bé sẽ có 20 cái. Đây là quá trình mọc răng bình thường ở hầu hết các bé phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp đến tận tháng thứ 8 hoặc mãi cho đến hơn 1 tuổi thì bé mới bắt đầu mọc răng. Nếu quá trình mọc răng chậm mà bé vẫn phát triển thể chất và tinh thần bình thường thì tức là do yếu tố sinh lý của cơ thể bé. Ngược lại nếu bé mọc răng chậm mà kèm theo những dấu hiệu bất thường như chậm tăng cân, chậm phát triển chiều cao, chán ăn, mệt mỏi… thì mẹ cần phải lưu ý và tìm ra nguyên nhân cho những dấu hiệu này. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra cho các mẹ một vài nguyên nhân kèm theo cách xử lý hiệu quả khi bé mọc răng chậm để giúp bé phát triển toàn diện.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến quá trình mọc răng diễn ra chậm hơn so với những đứa trẻ bình thường khác. Chúng ta có thể xem xét một vài nguyên nhân sau đây:
– Trẻ chậm mọc răng thường do thiếu canxi để phát triển mầm răng. Điều này có thể bắt đầu từ khi bé bú mẹ mà mẹ không ăn uống khoa học, đủ chất, khiến cho lượng canxi cung cấp cho bé không đầy đủ. Thêm vào đó, việc bé thiếu vitamin D cũng là nguyên nhân khiến việc hấp thụ canxi trong cơ thể bị hạn chế. Vitamin D được cung cấp chủ yếu từ ánh sáng mặt trời và thức ăn hằng ngày, trong đó lượng vitamin D trong ánh sáng mặt trời chiếm tới 80%. Việc hạn chế cho bé tiếp xúc với ánh mặt trời hay nguồn thức ăn không đủ chất, thiếu vitamin D cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
– Nguyên nhân thứ hai có thể do bé bị suy sinh dưỡng. Trẻ chậm mọc răng nếu kết hợp với một số tình trạng như chậm phát triển cân nặng, chiều cao, ngủ không ngon, chán ăn, đổ mồ hôi, mệt mỏi… tức là bé đang bị thiếu dinh dưỡng trầm trọng, đặc biệt là những chất dinh dưỡng hỗ trợ để tăng trưởng, những chất dinh dưỡng nhằm tạo ra năng lượng hoạt động và bảo vệ cơ thể.
Khi xác định rõ nguyên nhân khiến bé mọc răng chậm, mẹ cần có những biện pháp cụ thể và kịp thời để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Đầu tiên, khi bé đang trong giai đoạn bú mẹ, mẹ cần xây dựng một chế độ ăn thật khoa học với những thực phẩm chứa nhiều canxi và vitamin D, để cung cấp cho bé dinh dưỡng đầy đủ, hỗ trợ bé phát triển tốt. Khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm, mẹ cần đảm bảo chế độ ăn của bé phải đầy đủ các yếu tố: đường bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất…, và xây dựng cho bé thói quen ăn uống thật hợp lý và khoa học. Ăn đúng giờ, đúng bữa và ngủ đủ giấc sẽ giúp cơ thể bé khỏe mạnh và phát triển thật tốt. Ngoài ra, một biện pháp mẹ không nên bỏ qua đó là cho bé tắm nắng. Mẹ nên tắm nắng cho bé vào buổi sáng trước 9 giờ từ lúc bé gần 1 tháng tuổi, liên tục cho tới khi bé biết đi. Mỗi lần tắm trung bình khoảng 15 đến 30 phút mỗi ngày.
Bên cạnh những thực phẩm từ tự nhiên thì sữa cũng là nguồn cung cấp canxi và vitamin D rất tốt. Mẹ nên lựa chọn kĩ các loại sữa phù hợp với bé để bé hấp thu dinh dưỡng có trong sữa hiệu quả hơn. Mẹ có thể tham khảo tại đây để lựa chọn loại sữa tốt cho bé.
Để đảm bảo được sức khỏe thai sản và an toàn cho mẹ bầu, khám…
Vì cơ địa trẻ sơ sinh luôn dễ dàng mẫn cảm với mọi thứ xung…
Trong hành trình chuẩn bị đồ dùng chào đón con yêu, chắc hẳn các mẹ…
Khi mang thai chuyện mất ngủ là điều rất thường gặp. Bên cạnh đó có…
Mang thai ngoài tử cung là tình trạng sản khoa vô cùng nguy hiểm, đe…
Chủ đề giáo dục ở Việt Nam hiện nay đang rất nóng và được cả…