Categories: Sữa Mẹ

Sữa đậu nành có thật sự tốt cho trẻ?

Đậu nành là một trong những thực phẩm lành tính, cung cấp nguồn dưỡng chất dồi dào được các chuyên gia khuyến khích sử dụng cho trẻ. Với thành phần dinh dưỡng cao, sữa đậu nành có nhiều tác động tích cực lên thể chất và trí tuệ của trẻ.

Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về những giá trị dinh dưỡng mà sữa đậu nành đem lại cho trẻ qua bài viết dưới đây nhé!

Sữa đậu nành cung cấp những dưỡng chất nào?

Sữa đậu nành cung cấp ít chất béo và loại chất béo bão hòa này lại có lợi hơn so với sữa bò. Ngoài ra, loại sữa này cũng có chứa lượng natri ít hơn và không có cholesterol và lactose.

Sữa đậu nành cũng chứa nhiều chất xơ, đồng, sắt, niacin và nhiều dinh dưỡng thực vật hơn hẳn so với sữa bò. Điều này rất cần thiết để phát triển não bộ, ổn định đường tiêu hóa cho trẻ. Đặc biệt, đối với những em bé không dung nạp lactose khi uống sữa tươi hoặc sữa bột thì có thể yên tâm uống sữa đậu nành mà không lo sợ bị dị ứng với sữa.

Tác động tích cực của sữa đậu nành đối với trẻ

Hỗ trợ phát triển trí não

Hàm lượng mangan có trong sữa đậu nành được ghi nhận là 0,17mg/100g. Chất khoáng vi lượng này không chỉ giúp cơ thể tạo mô liên kết, xương, các yếu tố đông máu và hormone sinh dục, mà còn rất cần thiết cho hoạt động của não và tế bào thần kinh.

Tăng cường phát triển hệ xương và chiều cao

Đậu nành chứa canxi và các khoáng chất tốt cho hệ xương. Đã có nghiên cứu cho thấy, canxi trong sữa đậu nành có hàm lượng 123mg/100g, hấp thu tốt và ngang với hàm lượng canxi 113mg/100g trong sữa bò. Nếu được bổ sung thêm vitamin D3 và kẽm, có thể thúc đẩy hệ xương phát triển và gia tăng chiều cao của trẻ.

Phòng ngừa các bệnh tim mạch

Axit béo và đạm thực vật trong sữa đậu nành chiếm lần lượt 40% và 33% tổng năng lượng. Trong đó, gần 90% là chất béo tốt cho sức khỏe, bao gồm: omega 6, omega 3 và các chất béo chưa bão hòa. Nhờ vậy, đậu nành giúp giảm 8-16% các triệu chứng tim mạch như hiện tượng cholesterol xấu trong máu, huyết áp cao, xơ cứng động mạch, tắc nghẽn động mạch vành hay tai biến mạch máu…

Ngoài ra, Isoflavones – một loại hoạt chất chống oxy hóa được tìm thấy chủ yếu trong đậu nành có tác dụng giảm thiểu ung thư. Đây là một loại estrogen thực vật, có cấu trúc hóa học tương tự estrogen của người, giúp bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do.

Lưu ý: Dù có khá nhiều các khoáng chất và các vitamin nhưng sữa đậu nành lại có ít protein, vitamin A, folate, và kẽm hơn so với sữa bò hay sữa bột công thức. Do đó, các bậc phụ huynh cần bổ sung cho bé các nguồn thực phẩm lành mạnh khác để mang lại nguồn dưỡng chất tối đa cho trẻ.

Tham khảo thêm các loại sữa cho trẻ tại đây.

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Khám thai định kỳ và những điều cần lưu ý khi lần đầu mang thai

Để đảm bảo được sức khỏe thai sản và an toàn cho mẹ bầu, khám…

1 year ago

Tổng hợp review các loại bỉm tốt nhất hiện nay cho trẻ sơ sinh

Vì cơ địa trẻ sơ sinh luôn dễ dàng mẫn cảm với mọi thứ xung…

1 year ago

Phân biệt các loại tã cho bé sơ sinh

Trong hành trình chuẩn bị đồ dùng chào đón con yêu, chắc hẳn các mẹ…

1 year ago

Nguyên nhân mẹ bầu mất ngủ và cách chữa trị

Khi mang thai chuyện mất ngủ là điều rất thường gặp. Bên cạnh đó có…

4 years ago

Nguyên nhân và cách phòng ngừa mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung là tình trạng sản khoa vô cùng nguy hiểm, đe…

4 years ago

Tại sao phụ huynh chọn các trường quốc tế tại TPHCM cho con?

Chủ đề giáo dục ở Việt Nam hiện nay đang rất nóng và được cả…

4 years ago