Categories: Mẹ Và BéTâm Sự

Tìm hiểu vị giác của bé để liều lượng gia vị phù hợp khi nấu ăn

Vị giác của trẻ em không tương đồng với người lớn, cũng như việc chọn lựa và nêm nếm gia vị khi nấu bột ăn dặm, cháo…cho trẻ sẽ cần liều lượng phù hợp theo từng độ tuổi.

Kiến thức đúng về vị giác của bé

Số lượng chồi vị giác là khác nhau giữa trẻ em dưới 3 tuổi và người lớn. Ví dụ, các bé có khoảng 10,000 chồi vị giác, nhưng người lớn thì chỉ có khoảng 5,000 chồi vị giác. Báo cáo năm 2005 của trung tâm Monell Chemical Senses, Mỹ đã cho thấy: Vị giác về cảm giác hơi mặn của người lớn sẽ là cảm giác rất mặn cho các bé. Do đó, việc dùng lưỡi của cha mẹ thử vị cho thức ăn của bé là không chính xác. Dùng gia vị không đúng lượng có thể dẫn đến rối loạn vị giác, gây biếng ăn, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng hoạt động của thận và gan, đặc biệt là các bé dưới 1 tuổi.

Cho gia vị vào thức ăn như thế nào là đúng?

Gia vị là vấn đề nhiều cha mẹ quan tâm vì không rõ độ tuổi nào nên nêm gia vị? Và nêm bao nhiêu là đủ để không ảnh hưởng đến vị giác và sức khỏe của bé?

Trong bài viết này đề cập đến các loại gia vị thông dụng trong gia đình bao gồm: Đường, muối, bột nêm, bột ngọt, nước mắm, nước tương, hành, tỏi, tiêu, ớt, rau thơm (rau mùi), mật ong và giả muối từ thực vật.

Lượng gia vị tối đa cho vào thức ăn bé một ngày theo độ tuổi

Quy ước: Muỗng café dùng trong ước lượng có kích thước như sau: Dài 4 cm và rộng 3 cm.

Bé dưới 1 tuổi

  • Muối, đường, bột nêm: Không dùng.
  • Nước mắm, nước tương (kể cả loại dành cho trẻ em): Không dùng.
  • Giả muối từ thực vật: Lượng bằng 1 muỗng café/ngày.
  • Tiêu: 1/8 của muỗng/ngày (chỉ dùng cho bé trên 10 tháng).
  • Hành/tỏi: 1 muỗng café/ngày (chỉ dùng cho bé trên 10 tháng tuổi).
  • Rau thơm các loại: Lượng bằng 1 muỗng café/ngày
  • Dầu ăn: 1 – 2 muỗng café/ngày. Tuần không quá 4 ngày.
  • Mật ong: Không dùng.

Bé từ 1-3 tuổi

  • Muối, đường, bột nêm: 1/2 muỗng café.
  • Nước mắm, nước tương (dùng loại người lớn hay trẻ em đều được, nước mắm không dùng loại đạm cao): 1 muỗng café/ngày.
  • Giả muối từ thực vật: Lượng bằng 1 muỗng café/ngày.
  • Tiêu: Lượng bằng 1/8 của muỗng/ngày .
  • Ớt: Lượng bằng phần đầu của muỗng/ngày.
  • Hành/tỏi: Lượng bằng 1 muỗng café/ngày.
  • Rau thơm các loại: Lượng bằng 1 muỗng café/ngày.
  • Dầu ăn: 1 – 2 muỗng café/ngày, tuần không quá 4 ngày.
  • Mật ong: Lượng bằng 1 muỗng café.

Bé trên 3 tuổi

Có thể ăn đa dạng gia vị theo khẩu vị của gia đình. Nhưng tốt nhất vẫn nên hạn chế đường, muối, nước mắm trong chế biến món ăn để giảm nguy cơ các bệnh mãn tính như tim mạch, huyết áp, đái tháo đường và ung thư bao tử khi bé trưởng thành.

Như vậy, để bé đảm bảo được việc hấp thụ hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn cũng như sức khỏe của con yêu được tối ưu thì mẹ cần lưu ý đến quá trình chế biến thức ăn và sử dụng gia vị cho phù hợp.

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Khám thai định kỳ và những điều cần lưu ý khi lần đầu mang thai

Để đảm bảo được sức khỏe thai sản và an toàn cho mẹ bầu, khám…

1 year ago

Tổng hợp review các loại bỉm tốt nhất hiện nay cho trẻ sơ sinh

Vì cơ địa trẻ sơ sinh luôn dễ dàng mẫn cảm với mọi thứ xung…

1 year ago

Phân biệt các loại tã cho bé sơ sinh

Trong hành trình chuẩn bị đồ dùng chào đón con yêu, chắc hẳn các mẹ…

1 year ago

Nguyên nhân mẹ bầu mất ngủ và cách chữa trị

Khi mang thai chuyện mất ngủ là điều rất thường gặp. Bên cạnh đó có…

4 years ago

Nguyên nhân và cách phòng ngừa mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung là tình trạng sản khoa vô cùng nguy hiểm, đe…

4 years ago

Tại sao phụ huynh chọn các trường quốc tế tại TPHCM cho con?

Chủ đề giáo dục ở Việt Nam hiện nay đang rất nóng và được cả…

4 years ago