4 loại thức uống gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai

Để bảo vệ cho sức khỏe của thai nhi và cho chính mình thì mẹ bầu cần tránh xa một số loại đồ uống như coca, trà, cà phê, rượu…bởi các thành phần cấu thành trong chúng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến mẹ và bé, cũng như gây ra những khuyết tật bẩm sinh cho trẻ.

1. COCA

Nam giới sử dụng các loại đồ uống có ga như coca sẽ gây tổn thương trực tiếp tới tinh trùng, ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của nam giới. Nếu tinh trùng bị tổn thương kết hợp với trứng, có thể làm cho thai nhi dị dạng hoặc cơ thể ốm yếu.

Thí nghiệm y học kiểm tra tỷ lệ sống của tinh trùng sau 01 phút cho tinh trùng còn sống vào trong một lượng coca nhất định, kết quả cho thấy, coca hiện nay có thể diệt chết 58% tinh trùng, mà coca trước đây còn làm chết toàn bộ tinh trùng.

Cho nên, phụ nữ mới kết hôn nên uống ít hoặc không uống coca là tốt nhất. Vì phần lớn các đồ uống loại này đều chứa caffein, sau khi hấp thụ vào cơ thể, caffein dễ dàng hấp thụ vào cơ thể thai nhi thông qua nhau thai, gây nguy hiểm đến các bộ phận quan trọng của thai nhi như não, tim,… hoặc làm cho thai nhi bị dị dạng hay mắc chứng đần độn bẩm sinh.

2. CÀ PHÊ

Trong thời gian mang thai, phụ nữ uống quá nhiều cà phê sẽ làm tăng mức độ nguy hiểm của hiện tượng thai chết lưu. Nếu phụ nữ mang thai mỗi ngày uống 8 cốc cà phê hoặc nhiều hơn, sẽ làm tăng khả năng thai chết lưu hơn gấp 2 lần so với những phụ nữ mang thai khác không uống cà phê. So với phụ nữ mang thai không uống cà phê, những phụ nữ mang thai mỗi ngày uống 4 – 7 cốc cà phê, thì mức độ nguy hiểm gây thai chết lưu tăng 80%, điều này có thể do chất cafein làm cho mạch máu của nhau thai liên tục co lại, làm cho khí ôxy cung cấp cho thai nhi giảm. Một nguyên nhân khác có thể do chất cafein trực tiếp gây tổn thương tới tim thai. Vì vậy, phụ nữ mang thai cần đặc biệt chú ý trong việc ăn uống, dù có thói quen uống cà phê thường xuyên cũng phải thật hạn chế.

Chỉ cần phụ nữ mang thai uống không quá 4 cốc cà phê mỗi ngày, thì vẫn nằm trong phạm vi an toàn, không nên quá lo lắng

3. TRÀ

Phụ nữ mang thai uống trà quá nhiều, quá đặc, đặc biệt là hồng trà đặc, sẽ rất nguy hiểm đến thai nhi.

Trong lá chè có chứa 2 – 5% chất caffein, cứ 500ml nước trà hồng đặc chứa khoảng 0,06mg caffein, nếu mỗi ngày uống 5 cốc trà đặc, sẽ tương đương với uống 0,3 – 0,35mg cafein. Caffein có tác dụng gây hưng phấn, quá nhiều sẽ gây kích thích và động thai, thậm chí ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Điều tra của chuyên gia y tế cho thấy, phụ nữ mang thai nếu mỗi ngày uống 5 cốc hồng trà đặc, có thể làm giảm thể trọng của trẻ sơ sinh.

Ngoài ra, trong lá chè còn chứa khá nhiều axít tannic, chất này có thể kết hợp với nguyên tố sắt trong thực phẩm dành cho phụ nữ mang thai, hình thành chất phức hợp mà cơ thể không hấp thụ được. Nếu phụ nữ mang thai uống quá nhiều trà đặc, còn có khả năng gây thiếu máu, hay bệnh thiếu máu do thiếu sắt bẩm sinh ở thai nhi. sử dụng dung dịch ferric choloride làm nguồn chất sắt cho người uống, phát hiện tỷ lệ hấp thụ sắt của người uống nước đun sôi là 21,7%, còn tỷ lệ hấp thụ sắt ở người uống nước trà đặc chỉ có 6,2%. Vì vậy, trong thời gian mang thai tốt nhất không nên uống trà hoặc nếu uống thì uống ít và uống trà loãng là tốt nhất.

4. RƯỢU

Trong thời gian mang thai, dù người mẹ uống rất ít rượu cũng có thể làm ảnh hưởng tới quá trình trưởng thành và phát triển của trẻ.

Trong thời gian mang thai, dù người mẹ chỉ uống 1-1,5 cốc/tuần, cũng ảnh hưởng không tốt đến sự trưởng thành của trẻ. Nếu trước khi mang thai 3 tháng, người mẹ uống một lượng rượu nhỏ, thì thể trọng trẻ được sinh ra đến khi 14 tuổi sẽ nhẹ hơn trẻ được sinh ra từ người mẹ không uống rượu 150g; còn nếu người mẹ sử dụng một lượng rượu lớn, thì sự sai khác sẽ là 800g. Tuy nhiên, sự khác biệt về thể trọng của trẻ là không lớn, trong phạm vi thay đổi chiều cao và thể trọng thì bình thường, nhưng những khác biệt này xét từ góc độ thống kê vẫn rất nổi bật, điều này cho thấy, sự khác biệt này không phải là ngẫu nhiên. Hiện nay, công việc nghiên cứu xem sự khác biệt của trẻ có dần mất đi sau tuổi thành niên hay không vẫn đang được tiến hành.

Nếu uống quá nhiều rượu sẽ làm cho thai nhi dị dạng, ảnh hưởng đến sự phát triển trí thông minh và sinh lý của thai nhi, vì vậy về cơ bản các bà mẹ cần tránh uống rượu.

Để có một thai kỳ khỏe mạnh thì mẹ bầu cần chuẩn bị chu đáo cũng như không ngừng trau dồi các kiến thức thai sản, dinh dưỡng, thực phẩm ăn uống, chế độ sinh hoạt…kể cả việc sử dụng sữa bầu cũng cần nghiên cứu và chọn lựa phù hợp nữa đấy. 

Post Author: admin