Nguyên nhân và cách phòng ngừa mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung là tình trạng sản khoa vô cùng nguy hiểm, đe dọa khả năng sinh sản cũng như tính mạng của mẹ bầu. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là do đâu và phòng tránh nó như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ trả lời cho câu hỏi của mẹ bầu.

Mang thai ngoài tử cung là gì?

Thai ngoài tử cung là tình trạng thai không làm tổ trong buồng tử cung mà lại nằm ở bên ngoài. Các vị trí thai ngoài tử cung có thể làm tổ bao gồm:

  • Thai nằm ở vòi tử cung. Đây là trường hợp thai ngoài tử cung hay gặp nhất (chiếm 95%)
  • Thai nằm ở buồng trứng, cổ tử cung, ổ bụng, vòi tử cung.
  • Thai ngoài tử cung không được buồng tử cung bảo vệ. Túi thai vỡ sẽ khiến chảy máu ồ ạt vào ổ bụng, gây nguy hiểm tính mạng sản phụ.

Thai bình thường và thai ngoài tử cung

Thai bình thường và thai ngoài tử cung

Nguyên nhân mang thai ngoài tử cung

Nguyên nhân hàng đầu khiến thai phụ mang thai ngoài tử cung là:

  • Viêm nhiễm vòi trứng
  • Viêm vùng chậu do mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, chlamydia 
  • Đã từng nạo phá thai
  • Đã từng phẫu thuật vòi trứng, phẫu thuật vùng bụng
  • Tắc, hẹp vòi trứng bẩm sinh
  • Bệnh u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung
  • Tiền sử thai ngoài tử cung
  • Thai phụ lớn tuổi (trên 35 tuổi)
  • Các yếu tố nguy cơ khác: Hút thuốc lá, đặt vòng tránh thai, vô sinh, triệt sản bằng phương pháp thắt ống dẫn trứng

​Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thai nằm ngoài tử cung

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thai nằm ngoài tử cung

Cách phòng ngừa mang thai ngoài tử cung

Để phòng ngừa thai ngoài tử cung, mẹ bầu nên:

  • Hạn chế việc nạo phá thai 
  • Thường xuyên vệ sinh vùng kín, đặc biệt trong kỳ kinh nguyệt, sau quan hệ tình dục, khi đang điều trị viêm nhiễm phụ khoa và sau sinh nở để phòng tránh viêm nhiễm vùng kín.
  • Khi có viêm nhiễm sinh dục, người bệnh nên đi khám để được điều trị đầy đủ. 
  • Khám phụ khoa định kỳ và khám phụ khoa ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ viêm sinh dục để được điều trị thích hợp, tránh di chứng viêm dính tắc vòi trứng, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản về sau.
  • Mẹ bầu nên đi khám thai sớm khi bị đau bụng hay ra máu thất thường vào giai đoạn sớm của thai kỳ. Đặc biệt là những sản phụ đã từng bị thai ngoài tử cung hay có tình trạng viêm nhiễm sinh dục trước đó.
  • Trường hợp phụ nữ đã từng có thai ngoài tử cung cần thông báo cho bác sĩ trước khi có ý định mang thai vì lúc này mẹ có nguy cơ bị thai ngoài tử cung ở lần mang thai sau cao hơn người bình thường. 

Để phòng ngừa mang thai ngoài tử cung cũng như để chuẩn bị một thai kỳ khỏe mạnh, cả vợ và chồng nên kiểm tra sức khỏe sinh sản từ 3-5 tháng trước khi mang thai.

Người vợ nên:

  • Tiêm chủng trước khi mang thai (đặc biệt là ngừa rubella vì rubella trong thai kỳ cực kỳ nguy hiểm)
  • Xét nghiệm gen để sàng lọc các bệnh lý di truyền trước khi mang thai
  • Kiểm tra tình trạng viêm nhiễm phụ khoa tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi

Đặc biệt là phụ nữ trên 35 tuổi nếu muốn mang thai (nhất là chưa mang thai lần nào) sẽ phải kiểm tra sức khỏe rất chi tiết do mang thai ở tuổi này thường gặp các vấn đề: suy buồng trứng, sinh non, nguy cơ dị tật thai nhi, rau tiền đạo, tiền sản giật cao hơn.

Người chồng nên:

  • Kiểm tra sức khỏe sinh sản, phát hiện các bệnh lý như teo tinh hoàn, yếu sinh lý, tinh trùng yếu…
  • Các bệnh lây qua đường tình dục nhất là những bệnh không thể chữa khỏi vô cùng nguy hiểm

Vợ và chồng nên đi khám sức khỏe trước khi có kế hoạch sinh em bé để đảm bảo sức khỏe của mẹ và con

Vợ và chồng nên đi khám sức khỏe trước khi có kế hoạch sinh em bé để đảm bảo sức khỏe của mẹ và con

Thai ngoài tử cung là một bệnh lý chiếm tỉ lệ cao, ảnh hưởng trực tiếp đến người bệnh và quá trình sinh đẻ sau này. Thậm chí nếu phát hiện muộn thai đã vỡ gây chảy máu ồ ạt trong ổ bụng có thể nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân. Vì vậy mẹ bầu cần có kiến thức, hiểu biết về bệnh, phòng bệnh làm giảm nguy cơ thai ngoài tử cung.

 

Post Author: admin