Nhóm vitamin B, trong đó có vitamin B1, B2 và B6 rất cần thiết cho cơ thể.
Chứng thiếu vitamin B1
Tác dụng chủ yếu của vitamin B1 là tham gia vào quá trình trao đổi đường trong cơ thể. Vitamin B1 chủ yêu tồn tại trong gạo vẫn chưa xay xát, ngũ cốc, đậu tương, gan động vật và thịt nạc. Khi thiêu vitamin B1, quá trình trao đổi đường gặp khó khăn từ đó mà quá trình trao đổi đường ở các cơ quan, các tổ chức trong cơ thể bị rối loạn như hệ thần kinh, tim, đường ruột, hệ cơ…
Khi ấn tay vào phần chân của trẻ mắc bệnh phù chân, hết lực ấn vết lõm vẫn không lập tức mất đi. Loại bệnh , này thực tế là do thiếu vitamin B1 gây nên, vì vậy mà gọi bệnh này là bệnh thiếu vitamin B1.
Bệnh thiếu vitamin B1 hay gặp ở trẻ vẫn bú sữa mẹ từ 3-6 tháng tuổi. Nguyên nhân của bệnh rất nhiều:
(1) Tốc độ sinh trưởng phát triển của trẻ nhanh, nhu cầu về lượng vitamin B1 tăng. Vì sức đề kháng của trẻ kém dễ mắc các loại bệnh làm cho việc hấp thu vitamin B1 gặp khó khăn, hoặc bị tiêu hao nhiều. Khi tiêu chảy hay nôn thì lượng vitamin B1 được hấp thu rất ít, sốt hay nhiễm cảm làm tiêu hao nhiều vitamin B1.
(2) Khi mới sinh dinh dưỡng của trẻ chủ yếu là sữa mẹ. Trong sữa mẹ hàm lượng vitamin B1 rất ít, chỉ bằng 1/4 trong sữa bò. Nếu người mẹ ăn uống thiếu vitamin B1 thì hàm lượng vitamin B1 trong sữa mẹ càng ít.
(3) Trẻ nuôi bằng sữa ngoài lấy lượng bột lọc là chủ yếu, ăn càng nhiều thì lượng vitamin B1 bị thiếu càng lớn.
Bệnh phù chân hay gặp ở trẻ từ 3~6 tháng. Chứng bệnh này xuất hiện ở mức nặng nhẹ khác nhau, đa phần trẻ nhỏ chỉ bị bệnh nhẹ. Nhưng nếu không chữa trị kịp thời, bệnh tình tiếp tục phát triển, khi nghiêm trọng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Triệu chứng phù chân có thể biểu hiện các mặt sau:
(1) Các triệu chứng hệ tiêu hoá: Buồn nôn, nôn mửa, giảm cảm giác thèm ăn, có lúc bị đau bụng, tiêu chảy nhẹ hoặc táo bón, trướng bụng.
(2) Các triệu chứng của hệ thông thần kinh: Giai đoạn đầu trẻ hay quấy khóc về đêm; bệnh nặng xuất hiện ngủ mê, yếu, hai mắt thất thần, tiếng nói yếu ớt, giọng nói khàn, khi bú sữa hay bị sặc, trẻ bệnh nặng có thể bị hôn mê, co rút.
(3) Các triệu chứng trên hệ thông tuần hoàn. Trẻ mắc bệnh tự nhiên khóc to, mất giọng, da mọc nốt, ra mồ hôi lạnh, toàn thân lạnh, nhiệt độ cơ thể giảm, môi và móng tay bị thâm, toàn thân phù, hô hấp yếu ót, khi mới phát bệnh có thể bị co rút, hôn mê, mức độ nặng có thể bị tử vong.
Bên cạnh đó, mắc bệnh sẽ bị phù ở mức độ khác nhau. Đầu tiên thường là ở chân, sau đó lên tới đầu gối, đùi thậm chí toàn thân; lượng nước tiểu ít. Nếu có những triệu chứng trên nên kịp thời đi khám bác sĩ.
Phương pháp chữa trị: Giai đoạn bệnh mới phát, cho uống vitamin B1, mỗi ngày 5~30mg. Chú ý bổ sung thức ăn cho trẻ, cho trẻ ăn thức ăn giàu vitamin B1, bổ sung kịp thời nước cơm, bột gan, bột thịt…
Triệu chứng thiếu vitamin B2
Thiếu vitamin B2 sẽ dẫn tới các chứng bệnh liên quan đến răng, lưỡi, mắt và da, ảnh hưởng tới sự hấp thu sắt và sự sinh trưởng phát triển như dễ bị loét miệng, lở môi, mệt mỏi, tóc có màu và khô.
Nguyên nhân gây thiếu vitamin B2 phần lớn là do:
(1) Không nạp đủ lượng vitamin B2 vào cơ thể. Cơ cấu thức ăn của trẻ không hợp lí, trong quá trình đun nấu vitamin B2 bị mất nhiều.
(2) Hấp thu vitamin B2 gặp khó khăn. Tiêu chảy lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến hấp thu vitamin B2.
Chứng thiếu vitamin B2 chủ yếu là gồm:
(1) Bệnh môi lưỡi, hay gặp ở trẻ lớn; viêm mép hay còn gọi là chốc mép. Giai đoạn đầu niêm mạc ở mép hay bị ướt, chuyển màu trắng, dần dần xuất hiện chỗ nứt, thậm chí hình thành vết loét, khi há miệng ra có thể gây chảy máu.
(2) Mắt: giai đoạn đầu là viêm kết mạc, kết mạc sung huyết. Nếu bệnh tiếp tục phát triển, có thể xuất huyết viêm giác mạc, thậm chí gây đau mắt đỏ nghiêm trọng (trường hợp này hiếm gặp).
(3) Da: viêm da, nhờn da, hay xuất hiện ở khoé mũi, cánh mũi, sau tai, lông mày, trán.
Phương pháp phòng bệnh thiếu vitamin B2 chủ yếu vẫn là ăn uống hợp lí. Vitamin B2 có trong động thực vật. Thực phẩm từ động vật có chứa nhiều hơn như gan, dạ dày, tim, sữa và các loại trứng. Trẻ sơ sinh mỗi ngày cần 0,4mg vitamin B2 là đủ.
Cách trị các chứng bệnh do thiếu vitamin B2:
(1) Uống vitamin B2 5mg, mỗi ngày 2~3 lần, thường thì sau hai tuần là khỏi bệnh.
(2) Cải thiện bữa ăn, đồng thời uống lượng thích hợp vitamin B2.
Các chứng bệnh thiếu vitamin B6
Vitamin B6 có quan hệ mật thiết với hấp thu axit amin, tổng hợp protein, quá trình trao đổi chất của hệ thần kinh và trao đổi chất béo, cần thiết cho sinh trưởng các tế bào.
Nguyên nhân làm cho trẻ thiếu vitamin B6 là:
(1) Do trong thời kì mang thai người mẹ uống vitamin B6 trong thời gian dài, làm cho thai có tính ỷ lại vào vitamin B6 của mẹ (chứng ỷ lại vitamin B6).
(2) Sau khi sinh ra, thức ăn cho trẻ thiếu vitamin B6 (như thời gian nấu quá lâu).
Chứng thiếu vitamin B6 biểu hiện lâm sàng chủ yếu là hệ thần kinh. Trẻ mắc bệnh biểu hiện hay hưng phấn, hay quấy khóc, sợ hãi, nhãn cầu long, khiếp sợ liên tục, đau bụng, nôn mửa, giảm cân.
Trẻ mắc chứng bệnh ỷ lại vào vitamin B6 cứ sau 3 tiếng đến 5 ngày lại rùng mình, nếu không chữa trị kịp thời thì sẽ để lại di chứng giảm sút trí lực. Thiếu vitamin B6 sẽ dẫn tới viêm da tính nhờn ở xung quanh mắt, mũi, miệng.
Các phương pháp chữa trị chủ yếu:
(1) Cải thiện bữa ăn: cho ăn các thực phẩm giàu vitamin B6 như các loại đậu, thịt, cá, bổ sung vào thức ăn phụ cho trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin B6, nếu bệnh nhẹ thì thì dùng 5~10mg/d, chia làm 3 lần uống.
Nếu hay bị khiếp sợ thì tiêm 100 mg B6 vào cơ hoặc vào tĩnh mạch, có hiệu quả đặc biệt, khiếp sợ sau vài phút sẽ giảm, bệnh ỷ lại vào vitamin B6 ít ngày là có thể khỏi. Sau khi các chứng bệnh khỏi thì uống vitamin theo liều kê cho bệnh nhẹ.
Ngoài ra, bệnh giun, bệnh lở loét, chảy máu mũi, bệnh lang ben, tiêu chảy kéo dài, nôn mửa, viêm dạ dày, bệnh lị đều có thể ảnh hưởng đến hấp thu vitamin B6 của trẻ. Bệnh truyền nhiễm mãn tính, sự thèm ăn giảm, dạ dày tiêu hoá không tốt cũng là nguyên nhân dẫn tới bệnh này.
Nhóm vitamin B rất cần thiết cho cơ thể, khi thiếu có thể dẫn đến các loại bệnh nghiêm trọng đến sức khỏe. Mẹ nên chú ý bổ sung các loại sữa công thức cho trẻ – Dielac Alpha Gold là một sự lựa chọn sáng suốt cho bé. Sữa bột cung cấp các dưỡng chất thiết yếu giúp trẻ phát triển toàn diện, tăng sức đề kháng, hỗ trợ phát triển trí não và chiều cao. Mẹ sẽ không còn nỗi lo bé dễ bị ốm, bệnh tật nữa. Chúc con của các mẹ đều vui khoẻ!