Nếu trẻ nhà bạn có tính giận hờn thì đó là một trong số những nết xấu và cần phải được sửa trị ngay.
Sửa tính hay giận hờn ở trẻ cũng là vấn đề nhứt nhối đang được nhiều bậc phụ huynh quan tâm hàng đầu. Nếu con yêu của bạn cũng đang trong tình trạng này thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé.
Đừng bao giờ nổi nóng với con
Điểm đầu tiên là chúng ta đừng bao giờ nổi nóng để trừng phạt đứa trẻ đang giận dữ. Tự nhiên, khi thấy trẻ gầm la ầm ĩ, chúng ta nóng muốn la to hơn, cho đến khi nào con trẻ bị chạm lòng từ ái, thì mới thôi. Phương pháp này không mang lại hiệu quả gì. Chúng ta chờ để cơn giận dữ lôi kéo, hãy bình tĩnh làm chủ mình. Người nào làm chủ mình, sẽ làm chủ kẻ khác, sự bình tĩnh chiếu sáng ra ngoài, làm nguôi cơn giận dỗi của trẻ, gây sự yên vui trong tâm hồn.
Không bao giờ khuất phục sự giận dỗi của trẻ
Phải hết sức chống lại sự giận dỗi của con trẻ, mới điều khiển và đào tạo chúng được. Nếu chúng ta phục lụy, nếu bà mẹ ẵm con đang la ó vì giận, nếu ông bố dẫn con đi chơi vì nó nổi xung giận dỗi, đó là cách thức giáo dục phong kiến, vô bổ và thất bại. Kinh nghiệm cho biết làm như thế, con trẻ rất hay giận dỗi, gặp cơ hội cỏn con không vừa ý, tức thì nó giận dỗi om sòm. Cứng rắn với trẻ giận dỗi để nó nhận ra rằng sự giận dỗi không có ích gì, lại có hại, nên cần vâng phục mệnh lệnh, phải nghe lời chỉ bảo và tuân hành sự cấm đoán.
Không nên giải thích cho con khi chúng đang giận
Khi cơn giận đã nguôi, tập con trẻ suy nghĩ, không nên giải thích bằng một loại bài diễn thuyết lúc nó giận dỗi. Nó sẽ không nghe, vì cơn giận dồi làm nó mù quáng, không hiểu phải trái. Hãy để cơn giận dỗi nguôi, rồi mới nói, mới bảo, cũng như cơn sót hạ xuống, mới cho bệnh nhân uống thuốc. Cơn giận nguôi, chúng ta làm cho nó hiểu tại sao cấm, tại sao truyền và nó nhận ra sự giận dỗi là vô ích và xấu xa. Lúc bây giờ phạt nó đôi chút, sẽ hy vọng hữu ích và con trẻ lần lần sửa bỏ.
Không nên kích thích sự giận dỗi của trẻ
Chớ bao giờ kích thích sự giận dỗi của trẻ, chớ trêu chọc, nhạo báng cách vụng về, chớ bao giờ khuyến khích nó chửi bới, đánh đập những đồ vật, những người làm cho nó khó chịu. Trái lại, cần giữ bầu không khí bình tình êm ả ở gia đình: không nóng giận, không xung đột, không cãi lộn ầm ĩ. Như vậy, mới giúp con trẻ tránh mọi tính chất giận dỗi.
Tránh những gì đưa con trẻ đến sự hờn dỗi
Hãy tránh những gì đưa con trẻ đến giận hờn. Chúng ta đừng bao giờ ra lệnh hay cấm cách chơi bời vô ích. Nhiều phụ huynh lợi dụng con trẻ sai lỗi, cố mắng con bằng bài diễn văn tràng giang đại hải, làm cho con trẻ phát ngán. Làm thế, không thể nào tẩy trừ tính hờn dỗi của trẻ được.
Trong cách truyền khiến và cấm đoán, hãy tránh cử chỉ cứng cõi, chế giễu, nhạo báng, làm hạ tư cách con trẻ. Chúng ta phải cảm tình với trẻ, thay vì làm cho chúng hiểu là đặt quyền trên chúng như sự toàn thắng cá nhân ích kỷ chúng hiểu rõ cảm tình thành thật của chúng ta để chúng nên người.
Vừa rồi là một số cách có thể sửa trị tính giận hờn cho trẻ khá hiệu quả mà các bậc phụ huynh có thể áp dụng đối với con yêu của mình. Bài trừ được tính giận hờn, trẻ sẽ trở thành người bình tĩnh, biết bao dung và thành công hơn trong sự nghiệp. Đồng thời, bạn cũng đừng bỏ qua cách để nuôi dưỡng con yêu thật nhiều sức khoẻ tại đây nhé!