Các món bột ăn dặm cho bé 4 – 6 tháng tuổi từ rau củ giằm

Bé từ 4-6 tháng tuổi đang trong thời kỳ phát triển đặc biệt nhanh, sữa mẹ đã không đủ đáp ứng nhu cầu cho bé, lúc này chính là thời điểm cho bé ăn dặm với thức ăn dạng bột loãng.

Ngoài việc tập cho bé ăn các loại bột ăn dặm cho bé 4-6 tháng tuổi từ bột gạo, thì mẹ có thể giằm rau củ nhuyễn để con yêu thưởng thức, không những tiếp nạp hàm lượng dinh dưỡng và vitamin cho cơ thể mà còn giúp khẩu vị của bé đa dạng hơn.

Các loại rau giằm

Cà rốt giằm

Nguyên liệu: 1/8 củ cà rốt, 2 muỗng nước

Cách chế biến:

– Rửa sạch và cắt lấy 1/8 miếng cà rốt.

– Chưng hoặc nấu mềm cà rốt, gọt bỏ vỏ.

– Dùng muỗng cà nhuyễn hoặc dùng máy xay cho thật nhuyễn, cho nước vào khuấy đều.

Kinh nghiệm cho ăn: Tập cho bé ăn dặm cà rốt giầ cũng phải tăng từ từ, bắt đầu từ 1 muỗng mỗi bữa rồi tăng dần lên. Nếu ngày đầu tiên cho ăn 1 muỗng, ngày thứ hai cho ăn 2 muỗng, ngày thứ ba cho ăn 3 muỗng. Đến ngày thứ 4 có thể thay đổi loại rau giằm khác. Khi cho ăn cà rốt giằm, có thể thêm một ít dầu ăn tinh luyện vào, điều này có lợi hơn cho sự hấp thụ cà rốt.

Món cà rốt giằm

Cà chua giằm

Nguyên liệu: 1/2 trái cà chua

Cách chế biến:

– Rửa sạch cà và xắt thành miếng nhỏ.

– Đặt vào nồi chưng (hấp cách thủy) 10 phút cho nhừ.

– Sau đó dùng muỗng lược và giằm nát

Kinh nghiệm: Cà chua phải chọn trái non, cà già có nhiều hột, bé khó nuốt và có thể bị nghẹn cổ.

Bông cải giằm

Nguyên liệu: 1 nhánh bông cải nhỏ, nước hoặc sữa 1/3 muỗng

Cách chế biến:

– Rửa sạch bông cải, xắt nhuyễn.

– Chưng hoặc nấu bông cải cho mềm, lược lại rồi cho vào chén.

– Dùng muỗng giằm nát sau đó thêm nước hoặc sữa vào trộn đều.

Cải thìa giằm

Nguyên liệu: 5 là cải thìa, 2 muỗng nước canh cháo

Cách chế biến:

– Rửa sạch cải, bằm nhỏ.

– Dùng muỗng giằm nát cải và lược lại.

– Cho cải đã giằm nát và nước cháo vào nấu.

Kiến thức: Cải thìa có hàm lượng sắt rất phong phú, nhiều vitamin và dễ ăn. Thực tế, chất sắt trong cải thìa nhiều hơn so với cải bó xôi.

Bí đỏ giằm

Nguyên liệu: 20gr bí đỏ, 2 muỗng canh nước cháo

Cách chế biến:

– Bí đỏ gọt vỏ, bỏ hột.

– Sau khi nấu mềm bí, lấy ra giằm nát và lược lại.

– Cho bí đỏ và nước cháo vào nồi, nấu với lửa nhỏ.

Kinh nghiệm cho bé ăn: Sau khi bé đã quen ăn cháo, có thể trộn bí đỏ giằm vào, cho bé  ăn thức ăn tổng hợp có thể giúp bé tăng dinh dưỡng.

Kinh nghiệm nhà bếp: Khi chế biến thức ăn cho bé, có thể sử dụng chiếc chai để cán nát hay dùng máy xay sinh tốt, vừa tiết kiệm thời gian vừa chế biến được những thức ăn thật nhuyễn cho bé dễ nuốt.

Bí đỏ giằm thơm ngon bổ dưỡng

Trái cây giằm

Táo giằm

Nguyên liệu: 1/2 trái táo

Cách chế biến:

– Cắt đôi lấy một nửa trái táo.

– Dùng muỗng cạo thật nhuyễn thịt táo

Lời khuyên: Các bé thường thích ăn táo vì có vị ngọt nên bé ăn rất nhiều, thật no, không ăn những thức ăn khác. Điều này có thể gây cho bé biếng ăn, dinh dưỡng không cân bằng, vì thế chỉ nên cho bé ăn khoảng 2-4 muỗng là đủ.

Kinh nghiệm bếp: Với món táo giằm, làm xong phải ăn liền, vì trong táo có acid, để khoảng vài phút thì táo sẽ ngả màu nâu mất tươi ngon, ảnh hưởng đến sức ăn của bé.

Táo đỏ giằm

Nguyên liệu: Táo đỏ 3-6 trái

Cách chế biến:

– Táo đỏ gọt vỏ, bot hột.

– Rửa sạch táo đỏ, cho vào chén.

– Chưng hoặc nấu táo đỏ cho chín

– Bỏ vỏ và hột táo, giằm nát thịt táo đỏ.

Lời khuyên: Phải lột thật sạch vỏ táo để tránh làm bé bị nghẹn cổ, cũng có thể sử dụng cách xay bằng máy xay sinh tố ho táo nhuyễn.

Món chuối giằm cho bé

Chuối giằm

Nguyên liệu: 1/5 trái chuối

Cách chế biến:

– Lột vỏ chuối, cắt thành 5 phần, lấy 1 phần.

– Xắt nhuyễn chuối cho vào chén.

– Dùng muỗng giằm nát chuối.

Kinh nghiệm nhà bếp: Chuối phải lựa trái chín thơm, nếu còn xanh, chuối sẽ có vị chát bé không thích ăn. Chuối giằm làm xong cũng phải ăn liền, nếu không chuối sẽ ngả màu nâu, ăn không ngon.

Những nguyên liệu, thực phẩm được chúng tôi gợi ý trên đều dễ tìm mua, tuy nhiên mẹ nhớ lựa chọn và chú ý cách sơ chế sao cho đảm bảo hàm lượng vitamin tối đa nhất!

Post Author: admin