Cách điều tiết dinh dưỡng thời kì đầu thai nghén cho các mẹ bầu

3 tháng đầu của thời kì mang thai cực kì quan trọng cho việc điều tiết chế độ ăn uống hợp lý dành cho các mẹ bầu. Việc hấp thụ chất của thai nhi hoàn toàn dựa trên nguồn dinh dưỡng của người mẹ.

Vì sao phụ nữ mang thai cần điều tiết chế độ dinh dưỡng vào thời kì đầu thai nghén

Thời kì đầu thai nghén là chỉ 3 tháng đầu của kì mang thai – tức là từ tuần thứ nhất đến tuần thứ 12. Thời gian này, phôi thai sinh trưởng phát triển chậm, mỗi ngày tăng 1g, cuống rốn và cơ thể mẹ chưa có biến đổi rõ nét. Do vậy, lượng thức ăn vào cơ thể người mẹ về cơ bản giống như trước khi mang thai.

Tuy nhiên, thời kì này là giai đoạn các cơ quan của thai nhi phân hóa hình thành, quyết định chất lượng phát triển toàn bộ thai nhi. Nếu thời kì này phôi thai bị tổn thương sẽ gây ra mọi dị hình. Bởi vậy, ở giai đoạn này, phụ nữ mang thai cần bổ sung dinh dưỡng để thỏa mãn nhu cầu của thai nhi về các chất dinh dưỡng.

thực phẩm dinh dưỡng cho mẹ

Các loại dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu

Thời kì đầu thai nghén đặc biệt cần được cung cấp đủ protein chất lượng tốt, như thịt, sữa, trứng, đồ biển… những thực phẩm đó cần chiếm tỉ lệ thích hợp trong thực đơn hàng ngày. Tăng hấp thu nhiệt năng một cách thích hợp, tức là tăng lượng hấp thu các thức ăn chính và chất béo, như mỳ, gạo tẻ, gạo nếp, ngô, đậu, khoai lang, củ từ, các loại dầu thực vật và một lượng nhỏ mỡ thực vật.

Muối vô cơ và vitamin có vai trò quan trọng đối với việc đảm bảo các cơ quan của phôi thai hình thành phát triển. Thai được 9-10 tuần, xương phôi thai bắt đầu hóa xương, nếu canxi, phốt pho hấp thu không đủ sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của xương; kẽm có vai trò quan trọng đối với sự phát triển não của phôi thai. Phụ nữ mang thai cần tăng cường lượng kẽm cần thiết.

Bởi vậy, khi mang thai cần ăn những thức ăn giàu canxi, phốt pho như các loại sữa, các loại đậu, đồ biển, các loại thịt giàu chất sắt, tiết, rong biển, mộc nhĩ, vừng… Những sản phẩm giàu chất kẽm như các loại thịt, các loại trứng, lạc, hạnh nhân, các loại đậu, sò, cá diếc…

Thời kì mang thai cần đặc biệt chú ý bổ sung vitamin B5, B2, B6. Vitamin nhóm B chủ yếu có trong các loại ngũ cốc. Các loại gạo đã qua tinh chế, bột mỳ đã mất hết vitamin B. Phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn loại gạo đã qua tinh chế này, nên ăn loại gạo giã hay xay xát không kỹ, còn nhiều cám thì tốt hơn. Trong quá trình chế biến, cần chú ý tránh để mất nhiều vitamin, như không nên vo gạo quá kỹ, nấu quá lâu trên bếp…

Những lưu ý về chế độ dinh dưỡng thời kì đầu mang thai

Thời kì đầu mang thai, người mẹ thường xuất hiện hiện tượng buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, chỉ thích ăn một món nào đó do ảnh hưởng của sự bài tiết và nhân tố thần kinh. Hiện tượng này gọi là phản ứng do mang thai. Phản ứng do mang thai này ảnh hưởng tới ăn uống, tiêu hóa và hấp thu của người mẹ.

Do vậy ở thời kì này, người mẹ nên ăn các thức ăn thanh đạm, dễ tiêu hóa, ăn ít một và ăn thành nhiều bữa, chế biến thức ăn đa dạng và chú ý tới sự phối hợp cân bằng các thành phần dinh dưỡng. Đi ngoài hoặc táo bón có thể dẫn tới sảy thai, do vậy nên chú ý vệ sinh ăn uống. Ăn các loại thực phẩm tươi ngon, dễ tiêu hóa và các loại rau, hoa quả chứa nhiều chất xơ.

Ngoài ra, trên thị trường có rất nhiều loại sữa bầu phù hợp cho các mẹ dù đang trong giai đoạn mang thai nào, đặc biệt là sữa bầu dielac mama. Các bà mẹ tuyệt đối không nên uống rượu hoặc các đồ uống có tính kích thích mạnh.

Lời kết: Để thai nhi phát triển khỏe mạnh, đòi hỏi người mẹ cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý và cuộc sống lành mạnh. Trong 3 tháng đầu của thai kì, các mẹ cần tăng cường hấp thu các loại Vitamin và dưỡng chất thiết yếu cho thai nhi để bé sinh ra được đủ kg và khỏe mạnh, không bị dị tật về sau.

 

Post Author: admin