Giúp trẻ phát triển cảm xúc lành mạnh

Nuôi nấng một đứa trẻ chưa từng là điều dễ dàng, vừa chăm lo về mặt thể chất, ba mẹ còn phải lo lắng làm cách nào để trẻ phát triển về mặt tinh thần, nhất là phát triển những cảm xúc lành mạnh. 

Bài viết này sẽ bàn về vấn đề trên và nguyên nhân vì sao chúng ta – những bậc cha mẹ cần hướng con của mình đến những cảm xúc tích cực. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. Vì sao cần giúp trẻ phát triển cảm xúc 

Đối với trẻ nhỏ, thế giới chính là một điều kỳ diệu. Bản chất của trẻ là hiếm khi “buồn chán”, trừ khi cha mẹ vô tình dạy con phụ thuộc vào những trò mua vui của người lớn. Với việc quá tải đồ chơi biết lắc, biết kêu, biết rung, biết huýt sáo, biết hát và biết nói chuyện như hiện nay, thực tế là có nhiều trẻ phấn khích thái quá hơn là trẻ buồn chán.

Tuy nhiên, một lưu ý quan trọng khi cho con chơi, đó là sự cân bằng. Cha mẹ đảm bảo cho con chơi các trò chơi hào hứng và kích thích giác quan phù hợp với lứa tuổi nhưng đồng thời vẫn cần tạo ra những khoảng lặng, những khi chơi tĩnh và những lúc giảm sức ép. Cuối cùng, con sẽ biết giới hạn của bản thân, khi nào mình chơi quá nhiều, hay quá mệt để có thể chơi tiếp. Nhận biết được giới hạn cho mình là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong phát triển cảm xúc lành mạnh ở trẻ, ban đầu trẻ chưa biết, vì thế cha mẹ cần là người dẫn đường chỉ lối cho con.

2. Định hướng phát triển cho con

nên định hướng cho con phát triển cảm xúc

Để giúp con phát triển sức mạnh cảm xúc để có thể tự chơi một mình và phát triển trong tương lai sau này, ba mẹ cần phải vạch rõ ranh giới giữa việc giúp đỡ và kè kè bên cạnh. Hãy tạo môi trường mà con có nhiều cơ hội để khám phá và thử nghiệm một cách an toàn ở gia đình, đồng thời, tránh để không sa ngã vào vai trò “Giám đốc Công ty Tiêu Khiển” – nghĩa là bạn cung cấp cho con quá nhiều đồ chơi mà con muốn, bất kể nó có giúp ích cho con hay gây hại cho con hay không. 

Ngoài ra, ba mẹ nên đóng vai trò là người hướng dẫn bé tự chơi, tự khám phá thế giới chứ không nên làm hết mọi thứ cho con vì như thế trẻ sẽ không học được gì mà ngược lại hình thành thói quen dựa dẫm vào người lớn. Điều này diễn ra lâu dài, sẽ rất khó điều chỉnh khi bé lớn lên. 

Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý thời gian cho trẻ vì trẻ nhỏ rất dễ chán, có khi 15 – 20 phút là chúng đã muốn chuyển sang hoạt động khác, nhất là với những đứa bé có tính cách cáu kỉnh thì vấn đề này càng dễ xảy ra. Bạn cần quan sát và nhận ra khi nào nên để bé nghỉ ngơi hoặc bế bé khỏi đống đồ chơi, tránh để con nhàm chán và khóc lên, sẽ dẫn đến hình thành những cảm xúc tiêu cực. 

Mong rằng bài viết này đã phần nào giúp bố mẹ có cái nhìn đúng đắn hơn về các hoạt động vui chơi giải trí ở trẻ. Bạn có thể tham khảo thêm tại đây các phương pháp nuôi dạy con khỏe mạnh và khoa học. 

Post Author: admin