Tinh thần bằng hữu rất cần thiết cho trẻ khi bắt đầu hoà nhập với cộng đồng và xã hội.
Muốn rèn luyện tinh thần bằng hữu cho trẻ, không phải là điều quá khó, những cũng không đồng nghĩa với việc đây là điều đơn giản mà bất cứ ai cũng có thể làm được. Để làm tốt, bạn cần cần chú trọng đến những điểm dưới đây.
Không nên quá bênh vực con trẻ sẽ làm đà cho sự hờn dỗi vô ích
Đã có nhiều trường hợp, con trẻ chơi thua hay kém thể dục ở nhà trường, em uất hận, đem câu chuyện ghen tuông về nói cho cha mẹ nghe, nó đổ lỗi cho trẻ này trẻ khác ức bách nó, phá hoại nó, làm nó cực khổ. Tức thời, cha mẹ nghiêng về phía con, bênh con ra mặt, tiến về nhà trường, rầy la om sòm.
Chúng ta nên bỏ qua những câu chuyện lặt vặt của trẻ, đầu tiên hãy bảo con mình là có lỗi và phải cố gắng hơn nữa để đạt tới đích điểm của nhà trường, hoàn thiện bản tính con người. Con trẻ nghe lời răn dạy, sẽ lần lần giảm bớt tính hờn dỗi, sẽ cố gắng học hành và giải trí bằng chúng bạn.
Kiểm soát những liên lạc của con cái với bạn bè
Cha mẹ chăm lo hạnh phúc của con, nên cần lựa chọn bạn hữu cho con đừng cho nó đi lại với bạn hữu xấu nết. Nhiều cha mẹ đi ngược chiều và quan niệm rằng con cái tiếp cận bạn hữu sẽ lây thói hư tật xấu, nên không cho nó tiếp cận với ai, dầu là bạn cùng trường, trẻ cùng tuổi, cùng hoàn cảnh, cùng tâm tính. Thái độ ngược chiều này sẽ đóng kín tâm hồn con trẻ, gảy cho nó óc não khinh xã hội, và người xung quanh, thành thử, nó sẽ đau khổ vì cô lập, vì ích kỷ, sẽ hoang mang và không biết cậy nhờ vào ai cho vững vàng.
Con trẻ một khi đi học, không thể tránh liên lạc với bạn bè, không thể không có quen thuộc, có lui tới. Nếu bị đóng kín trong khung cảnh gia đình, không đi đâu, không quen thuộc, con sẽ trở thành người kỳ quặc. Nay cha mẹ cho phép cho đi học, là dĩ nhiên cho phép con có bạn bè, có giao du, có di động đây đó. Chỉ cần cha mẹ trông chừng việc đi lại của con cái với bạn bè. Thay vì đóng kín, cha mẹ cần nói cho con nghe về bạn hữu phải giao du và kết đoàn. Cha mẹ cho phép con mời bạn hữu đến vui vầy trong các dịp lễ của gia đình. Nhờ những cơ hội này, cha mẹ nhận định dễ dàng tính tình của bạn hữu con cái, sẽ bảo ban đường lôi cho con và sẽ an lòng khi con cái vắng nhà.
Cha mẹ điều khiển những liên quan của con cái với bạn bè. Trước những phản ứng và hành động, cha mẹ dạy con xử trí cho phải đạo và chỉ bảo tư cách của bạn bè, những tấm gương tốt, hy sinh, những điều xa hoa lỗi lầm cần xa lánh. Gặp trường hợp con trẻ thích làm chủ, vì nó có uy tín và ảnh hưởng trên chúng bạn, cha mẹ dẫn dụ con đừng bao giờ nên lạm dụng để đàn áp và cưỡng bức bạn bè, đừng gây phản loạn để chống lại trật tự xã hội.
Cuối cùng, cha mẹ sẽ dạy con dùng ảnh hưởng của mình để làm việc có ích cho bạn bè, đó mới là quan hệ của việc giao dịch, cũng như cha mẹ cần kiểm sự lui tới của bạn con cái, giúp cho con cái phê bình lựa chọn bạn bè cho phù hợp tâm tình và có ích cho cuộc sống tinh thần lẫn thể chất.
Chỉ cần lưu ý những điểm này thôi là đã đủ để bạn rèn luyện tinh thần bằng hữu cho con rồi. Ngoài ra, để con có đủ sức khoẻ và trí tuệ hoà nhập với cộng đồng và những hoạt động xã hội khác, hãy tham khảo cách chăm sóc sức khoẻ dinh dưỡng cho bé tại đây.