Vitamin A rất cần thiết cho trí não và các tế bào mắt của trẻ và cũng có trong rất nhiều loại thực phẩm. Tuy nhiên, đâu mới là những thực phẩm có chứa nhiều vitamin A khuyên dùng?
Gan lợn
Cứ 100g gan lợn chứa 21,3g protein, 25,0mg sắt, 8700 đơn vị quốc tế vitamin A. Ở 100g thịt lợn nửa nạc nửa mỡ thì số lượng này sẽ là 9,5g protein, l,4mg sắt, không có vitamin A.
Protein là nền móng vật chất quan trọng cấu thành cơ thể người, các hoạt động sống như sự phát triển tầm vóc của trẻ. Sự phát triển chức năng của các cơ quan đều lấy sự hợp thành và tích lũy của protein trong tổ chức cơ thể làm nền móng, sắt là nguyên liệu tạo ra huyết sắc tố, có tác dụng chữa trị và phòng chống thiếu máu.
Vitamin A có quan hệ mật thiết với thị lực bình thường của mắt, có liên quan tới sự hình thành và chức năng của tế bào thượng bì bên ngoài và trong cơ thể. Ngoài ra còn có quan hệ với sự hợp thành của protein đường, protein cầu cũng là một loại của protein đường. Nếu thiếu vitamin A, có thể làm ảnh hưởng tới chức năng miễn dịch của cơ thể người, dễ gây truyền nhiễm, có thể ảnh hưởng tới sự phát triển xương của trẻ.
Có thể thấy, gan lợn là một thực phẩm dinh dưỡng cần thiết cho trẻ, nhưng khi chế biến cần chú ý tới khả năng tiêu hóa của trẻ. Nếu trẻ ăn, có thể nấu thành món gan băm nhuyễn. Gan lợn mặc dù tốt nhưng cũng chỉ nên cho trẻ ăn với lượng thích hợp, mỗi tuần ăn 2-3 lần là được. Nếu đồng thời uống cả dầu cá, cần chú ý lượng dầu cá, đề phòng thừa vitamin A.
Cà rốt
Mùa xuân thời tiết có nhiều thay đổi, sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng phòng chống niêm mạc đường hô hấp, khả năng miễn dịch của cơ thể cũng sẽ giảm. Mặt khác, các loại vi khuẩn, vi trùng cũng bắt đầu sinh sôi nảy nở, khi cơ thể mỏi mệt thì các vi khuẩn, vi rút gây bệnh rất dễ xâm nhập vào.
Tài liệu có liên quan cho thấy, cơ thể trẻ thiếu vitamin A là một nguyên nhân lớn gây mắc bệnh đường hô hấp. Các chuyên gia dinh dưỡng nhấn mạnh, nếu thiếu vitamin A thì dễ nhiễm khuẩn đường hô hấp và đường tiêu hóa.
Khi cảm lạnh hoặc đi ngoài, lượng vitamin A trong cơ thể cũng giảm xuống. Vitamin A thiếu còn làm giảm phản ứng kháng thể của cơ thể người, dẫn tới chức năng miễn dịch giảm. Vai trò của vitamin A đối với tác dụng phòng và bảo vệ đường hô hấp, niêm mạc đường ruột, dạ dày đã được chứng minh rộng khắp.
Bởi vậy, vitamin A được gọi là vitamin “chống truyền nhiễm”. Bổ sung vitamin A từ thức ăn là một cách bảo vệ sức khỏe hoàn toàn có hiệu quả. Trong các loại thức ăn thực vật thì cà rốt có thể bổ sung vitamin A nhiều nhất.
Cà rốt là loại thực phẩm thường được các gia đình lựa chọn, vì dinh dưỡng phong phú, mùi vị thơm ngon, hàm chứa tiền thể vitamin A phong phú – carotin. Để hấp thu đầy đủ vitamin Cần phải nghiên cứu cách chế biến cà rốt hợp lý, khoa học.
Có 2 cách chế biến tốt nhất dể đảm bảo dinh dưỡng:
Một là, thái cà rốt thành miếng vuông cho gia vị vào, xào với lượng dầu thích hợp;
Hai là, thái cà rốt thành miếng vuông, cho gia vị vào, trộn lẫn với thịt lợn, thịt bò, thịt dê, hầm trong nồi áp suất 15-20 phút.
Carotin dễ bị oxy hóa, khi chế biến nếu chọn nồi áp suất, có thể giảm sự tiếp xúc của cà rốt với không khí thì vẫn đảm bảo giữ được 97% lượng carotin. Tuy nhiên, có rất nhiều trẻ không thích mùi vị của cà rốt, cách giải quyết là có thể ăn phối hợp với thịt, trứng, gan lợn, hoặc khi chế biến cà rốt trong các món sủi cảo, bánh bao, nhân bánh, xào rau thêm một ít đinh hương có thể làm giảm bớt mùi hăng của cà rốt.
Cà rốt, gan lợn và dầu cá là những loại thực phẩm giàu vitamin A. Tuy rất tốt nhưng phụ huynh cần lưu ý dư thừa lượng vitamin trong cơ thể, vì thế cần nắm rõ để chế biến cho trẻ ăn dặm đúng cách . Cần hấp thu một lượng vitamin vừa đủ và đa dạng để cơ thể trẻ phát triển toàn diện.