Để đánh giá sự phát triển về thể chất của trẻ ta có thể dựa vào những yếu tố về di truyền, môi trường sống, dinh dưỡng, nội tiết,…
1. Nhân tố di truyền
Nhân tố di truyền có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thể chất của trẻ, trẻ thường có sự phát triển giống với bố mẹ về các đặc điểm thể chất như ngoại hình béo hay gầy, cao hay thấp. Thông thường, nếu cha mẹ cao thì con cái sinh ra cũng khá cao, nếu cha mẹ mập thì con cái sinh ra cũng mập.
2.Yếu tố dinh dưỡng
Đây là yếu tố vô cùng quan trọng đối với sự phát triển cả về thể lực lẫn trí lực của con. Nếu bé có một chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng thì đó sẽ là nền tảng giúp con phát triển khi lớn lên. Còn nếu bé có chế độ dinh dưỡng nghèo nàn thì dễ mắc phải tình trạng suy dinh dưỡng, thiếu dưỡng chất và khi mẹ cung cấp quá nhiều chất dinh dưỡng cho con sẽ khiến bé bị béo phì làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con.
Vì vậy hãy chú ý đến chế độ dinh dưỡng của con ngay từ trong bụng mẹ và những năm tháng đầu đời để giúp con phát triển tốt hơn từng ngày
3. Môi trường sống
Môi trường sống cũng ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của trẻ, điều này thấy rõ ở việc các trẻ em sống ở phương Tây thường phát triển thể trạng tốt hơn những trẻ sống ở phương Đông. Nếu môi trường sống sạch sẽ, không khí thoáng đãng, đủ ánh sáng thì sẽ tạo điều kiện tốt cho trẻ phát triển thể chất, ngược lại nếu môi trường không thuận lợi không những không tạo điều kiện cho sự phát triển thể chất của trẻ mà còn có thể là nguyên nhân gây ra một số bệnh tật cản trở sự phát triển thể chất của trẻ.
Bên cạnh môi trường tự nhiên thì môi trường không khí, tâm lí gia đình cũng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thể chất của trẻ. Trẻ em được sống trong môi trường gia đình êm ấm, hoà thuận, hạnh phúc, có được sự quan tâm của cha mẹ và những người lớn khác trong gia đình thì sẽ phát triển tốt hơn những trẻ sinh ra trong môi trường gia đình không hạnh phúc, hay mâu thuẫn hay bố mẹ bận công việc ít quan tâm đến con.
4. Ảnh hưởng của bệnh tật
Trẻ mắc bệnh thường ảnh hưởng đến quá trình tiêu hoá thức ăn, hô hấp, tuần hoàn ở trẻ, đồng thời trẻ mắc bệnh thường phải tiêu hao năng lượng nên làm chậm sự phát triển thể chất của trẻ.
5. Ảnh hưởng của yếu tố nội tiết
+ Nội tiết tố kích thích tuyến giáp (TSH) và nội tiết tố tăng trưởng (GH) của tuyến yên ảnh hưởng lên quá trình tăng trưởng về chiều dài của sụn.
+ Nội tiết tố tuyến giáp ảnh hưởng đến quá trình trưởng thành hơn là quá trình tăng trưởng, suy tuyến giáp sẽ làm ảnh hưởng nặng nề đến sự cốt hoá, vì vậy cần thiết phải đặt vấn đề sàng lọc thiếu hormone tuyến giáp ngay từ thời kỳ sơ sinh để có biện pháp điều trị nhằm cho trẻ đạt được sự phát triển thể chất bình thường theo tuổi.
+ Nội tiết tố sinh dục chỉ ảnh hưởng đến gần giai đoạn trưởng thành. Nó làm chiều cao tăng nhanh lúc bắt đầu dậy thì, có ảnh hưởng nhiều hơn lên quá trình trưởng thành(nó kết thúc sự phát triển về chiều cao bằng cách cốt hoá vĩnh viễn những sụn tăng trưởng)
+ Glucocorticoide ít có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng bình thường. Nếu hormone này được tăng tiết hoặc được đưa từ ngoài vào sẽ ức chế quá trình tăng trưởng điển hình trong hội chứng thận hư trẻ đang giai đoạn phát triển.
Trên đây là những yếu tố có tầm ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển của trẻ. Mong rằng những chia sẻ trên đây sẽ giúp các mẹ có thêm thông tin để nuôi dạy các con khỏe mạnh, thông minh và trưởng thành từng ngày.
Có thể tham khảo thêm tại đây.