Một số trẻ nhạy cảm và khóc nhiều hơn những trẻ khác, một số lại hiếm khi bị ảnh hưởng bởi những gì diễn ra xung quanh. Một số dang rộng cánh tay chào đón thế giới, một số lại nhướn đôi mắt ngờ vực môi trường xung quanh.
Bạn có bao giờ tự hỏi vì sao có sự khác biệt tính cách ở trẻ nhỏ không? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đi tìm câu trả lời cho câu hỏi trên nhé.
1. Sự hình thành tính cách ở trẻ
Tính cách trẻ nhỏ được hình thành bởi 2 yếu tố: sinh học – gen, sinh hóa não bộ và môi trường – sự nuôi dưỡng. Vì thế, khi xem một cây phả hệ, bạn sẽ phần nào hiểu được tính cách của một được trẻ. Điều này cũng lý giải cho việc vì sao có lúc trẻ “can đảm như bố” hay “xấu hổ như mẹ”. Tính khí ảnh hưởng tới cách trẻ ăn, ngủ và phản ứng lại với thế giới xung quanh. Vì thế, để giao tiếp được với trẻ, ba mẹ phải hiểu được tính khí của con. Vì thế, người ta đã phân loại tính cách của trẻ thành 5 nhóm để ba mẹ dễ dàng nắm bắt ra và có cách tiếp cận đúng đắn.
2. Phân loại tính cách ở trẻ
– Thiên Thần: đây là tính cách của một đứa trẻ đáng mơ ước, chúng có thể dễ dàng thích nghi với môi trường xung quanh và với bất cứ thay đổi nào mà cha mẹ quyết định áp dụng.
– Bài Bản: Đây là những đứa trẻ cực kì dễ đoán. Các bé phát triển nhanh trong giai đoạn 6 tuần tuổi, ngủ liền mạch cả đêm khi được 3 tháng tuổi, biết lẫy khi 5 tháng và biết ngồi khi được 7 tháng, bạn hoàn toàn có thể đoán được các con chắc chắn sẽ biết đi khi được 1 tuổi. Ba mẹ dễ dàng nắm bắt được tính cách của những đứa trẻ này.
– Nhạy cảm: Các con rất dễ xúc động và rất dễ phấn khích. Con sợ tiếng động và sẽ chớp mắt, quay đầu khi nhìn thấy ánh sáng. Con hay khóc, không vì lý do rõ ràng nào cả.Trong suốt vài tháng đầu, cha mẹ phải quấn chặt, và phải chắc chắn phòng đủ ấm, đủ tối để con có thể ngủ được.Tiếng động, dù nhỏ nhất, cũng có thể làm phiền con và một khi đã tỉnh dậy, dỗ con ngủ lại là rất khó. Tuy nhiên, những đứa bé này thường thích ở một mình và học rất giỏi.
Những em bé kiểu này chiếm khoảng 15% trong tổng số trẻ em. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những hệ thống bên trong của những em bé này khác hẳn so với các em bé khác. Vì con sở hữu nhiều hoóc-môn căng thẳng hơn (cortisol và norepinephrin là hai loại hoóc-môn kích hoạt cơ chế “chiến hay biến”), nên con trải qua cảm giác sợ hãi và các cảm giác khác ở cường độ cao hơn.
– Năng động: Đây là những đứa trẻ nói nhiều và cực kì năng động, thích phá ngang các trò chơi, thích những sự kích thích và tiếng lốp bốp. Chưa bao giờ là một đứa trẻ dễ dãi, nên ba mẹ sẽ cần rất nhiều sự mua chuộc để bé tuân theo nề nếp sinh hoạt. Một bật mí nho nhỏ là những bé này rất có tố chất lãnh đạo.
– Cáu kỉnh: Những đứa trẻ này thường rất ít cười, thường hay lớn tiếng thể hiện sự không hài lòng. Trẻ có tính cách này thường là một người có cá tính; con có chính kiến riêng và không ngại thể hiện chính kiến đó. Những bé cáu kỉnh dạy cho cha mẹ biết cách kiên nhẫn. Con biết các giới hạn và tuân thủ các giới hạn của mình. Bạn không thể thúc ép con, bởi sau này con sẽ trở nên rất bảo thủ. Dù còn nhỏ hay trưởng thành, con rất độc lập và hoàn toàn có khả năng tự mua vui mà không cần đến yếu tố bên ngoài.
Dù bé thuộc tính cách nào trên đây, ba mẹ cũng luôn là người yêu thương và chăm sóc bé. Vì thế, hãy click vào đây để biết thêm phương pháp giúp nuôi dưỡng trẻ khỏe mạnh nhé!