Theo dõi sự phát triển của trẻ qua cân nặng và tuổi thai

Trong quá trình hình thành và phát triển thai trong bụng mẹ, các mẹ bầu đã cần phải chú ý bảo vệ cho thai lớn đều, thì tới giai đoạn mới sinh, nghĩa là khi trẻ ra đời, thay đổi đột ngột môi trường sống cũng càng cần phải quan tâm hơn nữa.

Sau khi sanh, thầy thuốc chuyên khoa, hoặc nữ hộ sinh trực tiếp làm nhiệm vụ đỡ đẻ, cần phải biết nhận định đứa trẻ sanh ra có bình thường không, và nếu có vấn đề gì bất thường ở đứa trẻ, thì cần phải có hướng xử trí và nuôi dưỡng thế nào cho đúng.

Các nhà chuyên môn thường căn cứ vào tuổi thai của trẻ, phôi hợp với các dấu hiệu bên ngoài mà phân loại như sau:

– Thai thiếu tháng gồm những trẻ có tuổi thai dưới 37 tuần, tức là dưới hoặc bằng 258 ngày, cân nặng dưới 2500gr.

– Thai đủ tháng gồm những trẻ sinh ra có cân nặng trên hoặc bằng 2500gr, và tuổi thai từ 37 đến 42 tuần, tức là 259 ngày đến 293 ngày.

– Thai già tháng nếu tuổi thai trên 42 tuần tức là 294 ngày hay hơn nữa. Trong loại trẻ gần đủ tháng, hoặc đủ tháng mà có những trẻ cân nặng dưới 2500gr thì không thể xem như đủ tháng, mà phải coi là loại trẻ yếu, giảm về cân nặng và tầm vóc. Cân nặng thấp nhưng hình dáng bên ngoài không phải là trẻ non tháng.

Đối với trẻ thiếu tháng là trẻ tuổi thai dưới 37 tuần, cũng được phân chia làm hai loại:

– Thiếu tháng thực sự khi tuổi thai và cân nặng tương ứng.

– Thiếu tháng tương đối, khi tuổi thai và cân nặng không phù hợp, có nghĩa là tuổi thai lớn nhưng cân nặng thấp. Những trẻ này cũng có những dấu hiệu gầy gò, khẳng khiu, da khô, rốn héo, giống như loại trẻ đủ tháng nhẹ cân chỉ khác về tầm vóc vì hiện tượng suy thoái bánh nhau và kém nuôi dưỡng xảy ra sớm hơn, bắt đầu từ tuần thứ 20 và ảnh hưởng dần cho tới khi sanh.

Cũng cần phải kể đến những trẻ có cân nặng trên 2500gr, nhưng tuổi thai chưa đến 37 tuần. Đối với loại trẻ này, vẫn xem như thiếu tháng, vì các dấu hiệu lâm sàng chưa thật đầy đủ như một trẻ đủ tháng, như ở bộ phận sinh dục môi lớn chưa phát triển, tuyến vú còn nhỏ không cương, các phản xạ chưa hoàn thiện…

Khi trẻ nhà bạn có những dấu hiệu này, mẹ cũng cần có biện pháp thích hợp để nuôi dưỡng cho đúng cách. Như vậy điều chủ yếu là phải biết rõ những trường hợp bệnh lý có thể gây tai biến cho thai, và khi ra đời rồi phải nhận định tình trạng trẻ để có hướng xử trí tích cực của chuyên khoa ngay từ những giờ đầu sau sanh như chống viêm phổi bẩm sinh, giảm đường huyết, giảm đạm huyết, giảm canxi huyết, có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Khi về nhà, nữ hộ sinh phải hướng dẫn tỉ mỉ cho gia đình cách nuôi dưỡng để đề phòng bệnh tật cho bé trong giai đoạn phát triển sau này.

Trong quá trình tăng trưởng, ở giai đoạn đầu của thai kỳ, thai nhi luôn luôn xoay đổi vị trí, càng gần ngày sanh, thai bình chỉnh xoay đầu xuống dưới, nằm trong khung chậu. Thế của ngôi thai thường được giữ cố định trong khung chậu cho đến khi sanh.

Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết trong quá trình mang thai sẽ giúp thai nhi phát triển thật khỏe mạnh

Luật của Haase cho biết phỏng chừng cách tính chiều dài:

Trong 5 tháng âm lịch đầu, chiều dài bằng bình phương sô tháng.

Trong 5 tháng âm lịch sau, chiều dài bằng số tháng nhân 5.

Như vậy, có thể phỏng chừng:

– Tháng thứ 1 : 1 cm

– Tháng thứ 2 : 4cm

– Tháng thứ 3 : 9cm

– Tháng thứ 4 : 16cm

– Tháng thứ 5 : 25cm

– Tháng thứ 6 : 30cm

– Tháng thứ 7 : 35cm

– Tháng thứ 8 : 40cm

– Tháng thứ 9 : 45cm

– Tháng thứ 10 : 50cm

Đối với sức nặng thì:

– Tháng thứ 1 : l-2gr

– Tháng thứ 2 : 14-15gr

– Tháng thứ 3 : 90-100gr

– Tháng thứ 4 : 120gr

– Tháng thứ 5 : 280-300gr

– Tháng thứ 6 : 600-700gr

– Tháng thứ 7 : 1000-1100gr

– Tháng thứ 8 : 1800gr

– Tháng thứ 9 : 2500gr

– Tháng thứ 10 : 3200gr.

Tăng 700gr mỗi tháng.

Khoảng tháng thứ 7 âm lịch, thai nhi nặng trung bình 1100gr. Sau đó, mỗi tháng thai nhi nặng thêm 700gr, cho đến khi đủ ngày tháng, trọng lượng trung bình thai nhi là 3000-3200gr.

* Sự phát triển của màng đệm (chorion) và màng rụng ở đầu thai kỳ

* Sự phát triển ở giai đoạn xa hơn. Bắt đầu hình thành bánh nhau

* Nhau và các màng thai trong tử cung

Để quá trình phát triển của thai nhi được diễn ra bình thường thì đòi hỏi mẹ bầu phải có quá trình chăm sóc thật đặc biệt. Ngoài việc bổ sung các thực phẩm từ tự nhiên thì mẹ bầu cũng cần bổ sung thêm sữa vì trong sữa có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có giá trị cao, rất tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của đứa bé trong bụng. Mẹ có thể tham khảo tại đây một số thông tin về cách dùng sữa sao cho hợp lý và đem đến hiệu quả tốt nhất. 

Post Author: admin