Thành phần tạo ra năng lượng (calo) cho cơ thể trẻ nên lấy từ đâu? Lý tưởng nhất là từ một chế độ ăn giàu ngũ cốc, rau củ, trái cây, các sản phẩm sữa và thịt nạc. Một ít năng lượng có thể lấy từ chất béo hoặc đồ ngọt.
Dưới đây là một cái nhìn tổng quát về mỗi nhóm thực phẩm cần thiết cho trẻ mỗi ngày. Lưu ý rằng đây chỉ là ước tính, con bạn có thể cần ít hơn hoặc nhiều hơn tùy thuộc vào hoạt động hàng ngày của trẻ, hoặc tùy thuộc vào trẻ vẫn còn bú sữa mẹ hay không. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ dinh dưỡng cho trẻ.
1. CÁC LOẠI NGŨ CỐC
Ngũ cốc có hai loại: ngũ cốc nguyên hạt và ngũ cốc tinh chế. Sản phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt chứa toàn bộ hạt (trừ vỏ ngoài cứng) và có nhiều chất xơ, sắt và vitamin B hơn ngũ cốc tinh chế. Ví dụ về các ngũ cốc nguyên hạt là bột mì và bánh mì làm từ nguyên hạt, tấm lúa mì rang (bulgur), bột yến mạch, bột ngô nguyên cám, gạo lứt và mì ống làm từ lúa mì nguyên hạt.
Ngũ cốc tinh chế được xử lý để có kết cấu mịn và dự trữ lâu hơn. Sản phẩm từ ngũ cốc tinh chế bao gồm bột mì trắng và bánh mì trắng, gạo trắng và hầu hết các loại mì ống.
Một số thực phẩm được làm từ cả ngũ cốc nguyên hạt và ngũ cốc tinh chế.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (The U.S. Department of Agriculture) (USDA) khuyến nghị bạn nên cho trẻ ăn ít nhất một nửa là ngũ cốc nguyên hạt. Kiểm tra nhãn để biết hàm lượng chất xơ của các thực phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt và chọn những sản phẩm chứa ít nhất 10% tổng chất xơ hàng ngày (10 %DV*).
Đừng dựa vào màu sắc của sản phẩm để xác định sản phẩm có phải là ngũ cốc nguyên hạt hay không, hãy nhìn vào bảng thành phần và tìm kiếm xem các thành phần như lúa mì nguyên hạt, gạo lứt, bột kiều mạch, bột yến mạch có phải là những thành phần được liệt kê đầu tiên trên nhãn hay không.
* %DV: phần trăm giá trị dinh dưỡng cần thiết hàng ngày cho một chất dinh dưỡng
Trẻ cần ăn bao nhiêu ngũ cốc: ít nhất 1,5 oz (28,35g) ngũ cốc 1 oz ngũ cốc tương đương bao nhiêu? Một oz hạt ngũ cốc tương đương một lát bánh mì, một chén ngũ cốc ăn sẵn, hoặc 1/2 chén mì ống hoặc ngũ cốc nấu chín.
Ví dụ về nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày
1/2 chén ngũ cốc cho bữa ăn sáng, một lát bánh mì cho bữa ăn trưa
1/2 chén bột yến mạch cho bữa sáng (loại gói ăn sẵn), 3 miếng bánh quy giòn từ bột mì nguyên cám cho bữa ăn nhẹ
Một bánh pancake (khoảng 7,5 cm) cho bữa sáng, một lát bánh mì cho bữa trưa.
2. CÁC SẢN PHẨM TỪ SỮA
Nếu bé đã thôi bú sữa mẹ sau một tuổi, bé cần uống sữa bò hoặc các sản phẩm từ sữa để có đủ canxi và đạm. Trẻ em dưới 2 tuổi nên dùng các sản phẩm sữa nguyên béo. Sau 2 tuổi, bé có thể chuyển sang sử dụng các sản phẩm sữa ít béo hoặc không béo (1%).
Phô mai có thể giàu chất béo bão hòa, vì vậy nên chọn các sản phẩm có nhãn “giảm béo” hoặc “ít béo”. Phô mai kem, kem và bơ thường không được xem là sản phẩm trong nhóm các sản phẩm từ sữa. Chúng chứa nhiều chất béo bão hòa và chứa rất ít hoặc không chứa canxi.
Trẻ cần bao nhiêu sản phẩm sữa mỗi ngày: Khoảng từ 1 đến 1 ly rưỡi. Một ly sản phẩm sữa tương đương bao nhiêu? Một ly sản phẩm sữa tương đương 1 ly sữa, sữa chua, hoặc sữa đậu nành; 1 1/2 oz (42,5g) (hai lát) hoặc 1/3 chén vụn phô mai cứng như Cheddar, Mozzarella, phô mai Thụy Sĩ, hoặc Parmesan; 2 oz (56,7g) phô mai đã chế biến (phô mai Mỹ); 1/2 chén phô mai Ricotta; 2 chén phô mai tươi; 1 chén bánh pudding làm từ sữa; hoặc một chén rưỡi kem.
Ví dụ về nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày
1/2 ly sữa cho bữa ăn sáng, một lát phô mai Cheddar ăn trưa, ½ ly sữa cho bữa tối.
1/2 ly sữa cho bữa ăn sáng, ½ chén sữa chua cho bữa trưa hoặc bữa ăn nhẹ, 1/2 ly sữa cho bữa tối.
1/2 ly sữa cho bữa ăn sáng, 1/2 chén sữa chua cho bữa trưa, ½ chén kem tráng
Với ngũ cốc và các sản phẩm là từ sữa, các mẹ có thể sử dụng kết hợp để nấu bột ăn dặm cho trẻ – vừa tiếp nạp được dưỡng chất từ thực phẩm, vừa giải quyết được bữa ăn hàng ngày nhanh chóng.
Còn một số thực phẩm khuyên dùng mà chúng tôi sẽ tiếp tục chia sẻ trong phần 2, đừng quên đón đọc để có thêm nhiều kiến thức hữu ích cho mẹ và bé nhé!