Đứa trẻ nào cũng thích thú với việc ăn vặt, điều này không hẳn là xấu nhưng khi thức ăn vặt chiếm chỗ các bữa chính thì ba mẹ cần điều chỉnh lại vấn đề ăn uống ở trẻ, để đảm bảo trẻ được cung cấp đủ dưỡng chất và phát triển khỏe mạnh.
1. Lịch ăn buổi sáng
Khi con bạn thức dậy vào lúc 7 giờ, con sẽ bú sữa. Khoảng 9 giờ, vào bữa sáng, chắc chắn con sẽ lại ăn qua quýt, chứ không ăn no – như mọi khi. Nhưng hôm nay sẽ khác, khi năng lượng của con bắt đầu giảm sút lúc 10:30, thay vì cho con bim bim, hoa quả hoặc bất cứ món nào mẹ vẫn thường đưa cho con mẹ không đưa cho con món gì cả, và mẹ đánh lạc hướng con. Chẳng hạn như cho con ra ngoài chơi.
2. Lịch ăn buổi chiều
Vào buổi chiều, lại tiếp tục bỏ qua bữa ăn vặt của con khi con ngủ dậy. Nếu con thường uống sữa khi ngủ dậy, hãy cho con uống bằng một nửa mọi khi. Nhiều ông bố bà mẹ hẳn sẽ lo lắng vì sợ con không đủ năng lượng, nhưng câu trả lời là hoàn toàn không. Hãy nhớ là chúng ta làm điều này trong tối đa 3 ngày. Và chúng ta sẽ không khiến con bị chết đói đâu. Mẹ vẫn cho con ăn khi con cần.
Hãy kiên trì với mục tiêu: Nếu mẹ để con chờ thêm 1 tiếng và con sẽ ăn thành bữa hơn là cho con tiếp tục ăn vặt. Nếu mẹ không đầu hàng và cho con thức ăn vặt, đến ngày thứ ba – hoặc thậm chí sớm hơn, như trong hầu hềt các trường hợp – con sẽ ăn hết suất, không ăn vặt tại bữa chính nữa.
Dưới 1 tuổi, việc con từ chối không ăn dặm rất hiếm khi là do con chủ ý hay hằn học trả đũa. Các em bé không có khái niệm thao túng hành vi của cha mẹ thông qua việc ăn uống. Thế nên khi con từ chối ăn thường là khi có chuyện gì đó đang xảy ra, chẳng hạn như mọc răng, thiếu ngủ, ốm, hay chỉ đơn giản đó là một ngày trẻ không muốn ăn. Nhưng khi hơn 1 tuổi, hành động không chịu ăn có thể là vũ khí con bạn mới khám phá ra, được dùng để chống lại cha mẹ. Nếu cha mẹ có tâm lý cực kỳ lo lắng về việc con ăn uống, thì khoảng 15 tháng tuổi, hoặc sớm hơn, trẻ sẽ nắm bắt được cảm giác và yếu điểm đó. Và khi con biết mình phải ăn ngoan, tạo thành áp lực với chính bản thân con trong bữa ăn và do đó không giúp tạo ra môi trường ăn uống thoải mái lành mạnh. Trong những trường hợp bị sức ép như vậy, trẻ sẽ từ chối ăn món mới, hoặc không chịu ăn bất cứ thứ gì.
Trên đây là những sơ lược về vấn đề ăn uống của trẻ xoay quanh việc ăn vặt. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tại đây những cách khác giúp nuôi bé một cách khoa học để bé có thể phát triển toàn diện.