Nhiều cha mẹ ngạc nhiên khi nói về các cột mốc cảm xúc trong những năm đầu tiên của trẻ nhỏ. Vì họ không nghĩ ở lứa tuổi còn bé như vậy mà con đã có khái niệm về cảm xúc. Nhưng thực tế, cảm xúc là thứ đã được hình thành từ khi con vừa lọt lòng mẹ.
Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu khái quát về những cảm xúc đầu đời của trẻ và vì sao ba mẹ phải đặc biệt quan tâm về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây nhé!
1. Vì sao ba mẹ phải quan tâm cảm xúc của trẻ
Việc theo dõi con ăn gì, ngủ bao lâu sẽ giúp ba mẹ đánh dấu những cột mốc trạng thái sinh lý và trí tuệ của con mình. Ngược lại, nếu bạn không mấy quan tâm tới trạng thái cảm xúc của con mình, bạn sẽ rất khó hình thành những kỹ năng giúp trẻ kiểm soát tâm trạng, biết cảm thông, yêu thương mọi người và trở thành thành viên hòa đồng của xã hội, cũng như có khả năng phát triển và duy trì những mối quan hệ tốt sau này. “Sức khỏe” cảm xúc không phải là điều cha mẹ có thể xem nhẹ – mà đó là điều cần phải có sự giáo dục và rèn luyện. Và chúng ta cần phải bắt đầu sớm.
2. Hướng dẫn con phát triển cảm xúc
Ba mẹ chính là người thầy đầu tiên có thể hướng dẫn trẻ phát triển cảm xúc một cách lành mạnh, việc này cũng quan trọng như dạy ngủ, giám sát việc ăn uống hay như việc thúc đẩy sự phát triển sinh lý và làm phong phú tâm hồn con.
Chúng ta đang nói về tâm trạng và hành vi của con, hay “trí tuệ cảm xúc”, nếu nói theo thuật ngữ được nhà tâm lý học Dan Goleman sử dụng trong cuốn sách cùng tên của ông năm 1995. Cuốn sách của Goleman đã tóm lược nghiên cứu kéo dài vài thập kỷ, trong suốt khoảng thời gian đó, các nhà khoa học đã khám phá ra được rất nhiều kiểu “trí thông minh”, chứ không chỉ có trí thông minh liên quan tới chuyện học hành.
Và rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong tất cả các kiểu trí thông minh đó, trí thông minh cảm xúc có lẽ là quan trọng nhất, là nền tảng tạo nên các khả năng và kỹ năng khác. Nhưng bạn không cần phải rà soát các nghiên cứu, cũng không cần phải là nhà tâm lý học để biết điều đó đúng như thế nào.
Hãy nhìn xung quanh bạn, nghĩ về những người lớn mà bạn biết. Bạn sẽ thấy luôn có một người nào đó cực kỳ thông minh nhưng lại không thể giữ được việc chỉ vì anh ta/ cô ta “có vấn đề” về cảm xúc sao? Chẳng phải vẫn có những nghệ sỹ tài năng hoặc những nhà khoa học kỳ tài không biết cách giao tiếp với mọi người đấy sao?
Đến đây, bạn hãy hiểu 1 điều dù con chỉ mới 6 tuần, 4 tháng hay 8 tháng tuổi thì bạn cũng nên chú ý đến cảm xúc của con và sẽ không có gì là quá sớm.
Khi chào đời, con bạn thể hiện cảm xúc bằng tiếng khóc đầu tiên trong phòng hộ sinh. Sự phát triển cảm xúc – đó là cách bé phản ứng với các sự kiện, tâm trạng chung của bé, khả năng tự điều chỉnh và chịu đựng sự khó khăn, mức độ hoạt động của bé, bé phấn khích như thế nào và dễ dàng xoa dịu ra sao, sự hòa đồng của bé, phản ứng của bé trước các tình huống mới – sẽ diễn ra cùng với sự phát triển thể chất và tinh thần.
Hi vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của trí tuệ cảm xúc ở trẻ. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tại đây để biết thêm thông tin về cách nuôi bé khoa học.