Trẻ sơ sinh bị ọc sữa và một số cách khắc phục

Ọc sữa là triệu chứng sinh lý của dạ dày ở trẻ nhỏ, do cơ thể còn non yếu nên dạ dày con chưa thể thích nghi với việc cung cấp quá nhiều sữa. Tuy nhiên cũng có những trường hợp ọc sữa xất phát từ bệnh lý.

Có vô vàn câu hỏi được phụ huynh  đặt ra xoay quanh vấn đề này cần được giải đáp. Vì thế, bài viết này sẽ giúp ba mẹ có thêm thông tin về triệu chứng ọc sữa ở trẻ.

1. Nguyên nhân gây ọc sữa ở trẻ

Theo nghiên cứu của các bác sĩ cho thấy, việc cho bé bú quá nhiều và nhanh là một trong những nguyên nhân khiến trẻ hay bị ọc sữa. Do cơ thể bé lúc nhỏ chưa thích nghi kịp với tác động từ môi trường bên ngoài, nên việc ăn uống của trẻ rất khó khăn. Có khi trẻ vừa bú vào đã nôn ra ngay.

Hoặc có khi trẻ chưa kịp mọc đủ răng, mẹ đã nôn nóng cho trẻ ăn dặm, bổ sung thức ăn không đầy đủ và cân đối, không phù hợp với lứa tuổi của con cũng sẽ gây ra tình trạng nôn trớ ở trẻ. 

Ngoài ra, cách cho trẻ bú cũng là một trong những nguyên nhân gây ọc sữa cho con. Cho trẻ nằm bú là một tư thế sai mà các bà mẹ Việt Nam hay mắc phải. Chưa kể, lựa chọn bình sữa không phù hợp với, ti sữa to khiến sữa chảy nhanh mà bé chưa kịp mút cũng gây ra tình trạng ọc sữa cho con.

Trẻ thường quấy khóc, hoảng loạn sau mỗi lần ọc sữa

2. Cách khắc phục tình trạng ọc sữa

Có rất nhiều nguyên nhân gây ọc sữa, nôn trớ ở trẻ nhỏ, nhưng với nguyên nhân nào thì triệu chứng này cũng gây ảnh hưởng sức khỏe của bé, khiến bé chậm tăng cân và không có khả năng chống lại bệnh tật. Để khắc phục hiện tượng này, ba mẹ có thể thử những cách sau:

– Điều chỉnh cách cho bé bú, không cho bé bú quá nhanh hoặc quá nhiều trong một lần bú. Mẹ nên giãn cách thời gian cho bú thành nhiều cử trong ngày. Trung bình, giai đoạn sơ sinh bé bú tối đa 6 lần trong ngày. Mỗi lần bú 30 phút và mỗi cử bú cách nhau 2 tiếng. 

– Lựa chọn bình sữa có lỗ ti nho để sữa không chảy quá nhanh gây sặc cho con. Nên giữ cho trẻ tập trung trong và sau lúc bú, tránh đùa giỡn gây ọc sữa cho bé. 

– Nên cho bé ăn dặm vào thời điểm thích hợp, để tránh trường hợp dạ dày bé chưa thể tiêu hóa được thức ăn, gây nôn trớ cho trẻ. 

– Sau mỗi lần bú, nên cho trẻ đứng chựng từ 15 – 20 phút để bé ợ hơi, tống lượng khí không cần thiết trong dạ dày ra ngoài. Nếu ba mẹ vội đặt bé nằm xuống thì dạ dày theo 1 đường thẳng của bé kết hợp với lượng hơi đang muốn thoát ra ngoài sẽ gây ọc sữa nhanh chóng khi bé còn chưa kịp tiêu hóa.

– Một số trường hợp khác, khi ba mẹ đã áp dụng khá nhiều cách mà vẫn không thể giảm hiện tượng này của trẻ thì nên đưa bé đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám kịp thời. Không nên tự ý cho bé sử dụng thuốc điều trị khi chưa có chỉ định của bác sĩ để tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.

Tham khảo thêm tại đây những cách chống ọc sữa, nôn trớ cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

 

Post Author: admin